Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Cách chọn tên miền (domain) đẹp cho SEO

Mục đích của việc tạo trang web là chủ yếu nhằm quảng bá thương hiệu hoặc bán hàng và vì thế trang web của bạn càng có nhiều người truy cập càng tốt. SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một trong những cách tìm lượng truy cập (traffic) hàng đầu hiện nay vì thế chọn tên miền đẹp phù hợp với SEO được nhiều người quan tâm. Dưới đây là 5 điểm quan trọng khi bạn chọn tên miền phù hợp chuẩn SEO:


  1.     Tên miền có đuôi phù hợp: Theo quan sát của giới chuyên nghiệp, các đuôi tên miền hỗ trợ tốt cho SEO qui mô toàn cầu là .com, .net, .org, .info theo thứ tự giảm dần. Nếu đối tượng người truy cập nhắm đến nằm trên lãnh thổ Việt Nam, bạn nên ưu tiên chọn thêm hai đuôi tên miền .vn và .com.vn. Mức độ ưu tiên lựa chọn giảm dần theo thứ tự sẽ là: .vn, .com, .com.vn, .net. org, .info.
  2.     Tên miền là từ khoá (keyword): Nếu bạn đang kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó như bất động sản, xe hơi, hay túi xách… thì những từ khóa này rất quan trọng. Tên miền trùng tên từ khóa thì không còn gì bằng vì bạn có nhiều cơ hội lên top đầu Google, Yahoo hay Bing. Ngoài ra tên miền như thế cũng rất dễ nhớ, dễ viết.
  3.     Thêm từ khóa phụ: Có thể nói đến thời điểm hiện nay, chọn tên miền trùng từ khóa một lĩnh vực nào đó là rất khó. Tuy nhiên bạn vẫn có thể SEO từ khóa bằng cách ghép từ khóa phụ vào từ khóa chính. Ví dụ nếu bạn kinh doanh phân bón, bạn có thể chọn tên miền thông qua các từ khóa như “tinphanbon.com”, “giaphanbon”, “banphanbon”…
  4.     Thêm các từ quen thuộc, “hot”: Nếu bạn vẫn chưa thể chọn tên miền đẹp với từ khóa phụ ngắn gọn, dễ nhớ. Bạn có thể thêm một từ quen thuộc vào từ khóa như: “độc”, “xịn”, “hot”, “co” (công ty), “24” (24 giờ), “online” (trực tuyến), “web”…
  5.     Ghép thêm địa danh: Một cách khá hay để đặt tên miền đẹp là ghép thêm địa danh vào từ khóa vì máy tìm kiếm Google chú trọng về địa lý. Nếu bạn bán hàng túi xách và không thể chọn các tên miền hay như “tuixach”, “tuixachdep”, “tuixachnu”… thì bạn có thể chọn “tuixachsaigon”, tuixachhcm”, “tuixachhanoi”… Tuy tên miền hơi dài một chút nhưng được cái dễ nhớ.

Cách chọn tên miền (domain) dành cho thương hiệu

Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp hoặc một cơ sở kinh doanh, bạn đừng nên do dự mà hãy đăng ký tên miền ngay theo thương hiệu hoặc sản phẩm của mình. Như thế, bạn đã góp phần quảng bá thương hiệu mình rộng rãi hơn và làm cho khách hàng khắc sâu hình ảnh sản phẩm của bạn hơn. Bên cạnh đó, bạn đã hạn chế khả năng người khác đăng ký tên miền thương hiệu trước mình. Khi chọn tên miền dùng thương hiệu, bạn nên lưu ý 5 điểm sau đây:


  1.     Tên miền ngắn và chứa đựng thương hiệu: Tên miền nên càng ngắn càng tốt vì sẽ giúp người ta dễ đọc, dễ nhớ và bạn sẽ dễ làm logo hơn. Những tên miền như dienquang.com, thanhnien.vn… ngắn gọn, đầy đủ mà lại khó quên.
  2.     Tên miền tránh gây nhầm lẫn hoặc tranh chấp: Có khá nhiều người biết cách chọn tên miền đẹp sớm trước bạn nên việc tránh đặt tên miền trùng là điều cần lưu ý. Việc này gây khá nhiều khó khăn nhưng bạn có thể tìm cách vượt qua bằng cách thêm tên gọi sản phẩm hoặc tính năng vào tên thương hiệu.
  3.     Tên miền thật dễ viết: Liên quan đến lưu ý số 1 ở trên, quy tắc này sẽ giúp bạn giữ lại khách hàng của mình. Nếu tên miền quá phức tạp, nó có thể bị viết sai và nhiều người không truy cập vào trang web của bạn được. Bên cạnh đó nếu bạn đặt tên miền quá phức tạp, đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng chọn tên miền đẹp hơn và giành ưu thế.
  4.     Tránh ký tự đặt biệt: Bạn nên tránh những ký tự như $, +, @ hoặc thậm chí cả dấu gạch ngang (-) khi chọn tên miền. Nếu bạn đọc tên miền của mình cho một ai đó qua điện thoại, bạn sẽ mất công giải thích những ký tự này, chưa kể người truy cập vào trang web rất nhiều khả năng gõ sai địa chỉ.
  5.     Nên chọn đuôi .vn, .com hoặc .com.vn: Đây là ba phần mở rộng “đẹp” nhất đối với các tên miền có nguồn gốc từ  Việt Nam. Một khi sở hữu tên miền có đuôi như thế, uy tín thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao lên hơn nữa. Tuy nhiên nếu tên miền bạn muốn chọn đã bị “xí” hết, bạn có thể cân nhắc chọn các đuôi như .net hoặc .org.

Tên miền (domain) YouTube

Trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube đã trở nên quá quen thuộc với những người dung internet, tuy nhiên lịch sử hình thành của nó lại có nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Nhà đồng sáng lập Chad Hurley đăng ký thương hiệu, logo và tên miền YouTube đúng vào ngày lễ Valentine năm 2005.



Trước ngày 14/02/2005, rất ít người biết đến tên “YouTube”. YouTube được sáng lập bởi các cựu nhân viên PayPal là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim. Ban đầu, cả 3 thành viên này đều không nghĩ đến việc xây dựng một trang web lớn như vậy. Vì quá muốn khoe với 2 người bạn về buổi tiệc tại San Francisco của mình, Chen đã hình thành ý tưởng mang tên Youtube.

Ngày 15/12/2005, sau khi nhận được khoản đầu tư 3,5 triệu USD từ Sequoia Capital hồi tháng 11/2005, YouTube đã có thể tăng băng thông, nâng cấp máy chủ và phát hành ra công chúng. Nhìn thấy tiềm năng từ YouTube, tháng 10/2006, Google đã mua lại trang chia sẻ video này với giá 1,65 tỷ USD. Google gọi đây là “bước tiếp theo trong sự tiến hóa của Internet”. Vào thời điểm đó, YouTube mới chỉ có khoảng 65 nhân viên.

Tháng 05/2007, YouTube bắt đầu chương trình Partner Program. Theo chương trình này, người dùng sẽ có cơ hội được trả tiền nhờ những nội dung nổi tiếng trên YouTube. Lần đầu tiên, người dùng YouTube bình thường có thể biến sở thích của họ thành công việc kinh doanh. Khoảng 1 năm sau, những người dùng thành công nhất đã kiếm được hàng trăm ngàn đô la từ YouTube, theo số liệu thời báo New York Times cung cấp năm 2008.

Ví dụ, anh chàng người Mỹ có tên Michael Buckley đã từ bỏ công việc như một trợ lý tài chính ở một công ty quảng cáo sau khi nhận thấy chương trình “The What The Buck Show” trên YouTube của anh đem lại nhiều thu nhập hơn.

Năm 2012, video đầu tiên trên YouTube đạt 1 tỷ người xem đó chính là Gangnam Style. Chỉ 5 tháng sau khi ra mắt, MV Gangnam Style của chàng ca sĩ Hàn Quốc PSY đã lập nên kỷ lục 1 tỷ người xem đầu tiên của YouTube.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Hỏi - đáp tên miền (domain)




Tôi có thể quản ký tên miền của mình ở đâu?

   Bạn có thể quản lý tên miền của mình ở đây: http://domain.vinades.vn

Cấu hình domain như thế nào?

- Nếu Record Type là: A thì Address phải là địa chỉ IP, ví dụ: 209.85.5.35
- Nếu Record Type là: CNAME thì Address phải là tên miền , ví dụ: vinades.com
- Nếu Record Type là: MX thì Host record phải là @ và Address phải là tên mail server, ví dụ: mail.vinades.com
- Nếu Record Type là: URL Redirect/URL Frame thì Address phải là tên, ví dụ: http://www.vinades.com
- Priority chỉ áp dụng cho Type là MX

Time to live (TTL) là gì? Thông số Time to live (TTL) trong phần quản lý DNS tên miền có ý nghĩa gì?

    TTL là thời gian tồn tại của một bản ghi (record) cấu hình tên miền được nhớ bởi một máy chủ DNS trung gian. Giá trị này thương tính bằng giây. Nếu nó càng lớn, máy chủ DNS trung gian sẽ nhớ thông tin càng lâu, đồng nghĩa với việc thông tin chậm được cập nhật trên các máy chủ DNS trung gian nếu tên miền thay đổi thông tin trên máy chủ DNS chính.

Bản ghi A (Address) và CNAME (Canonical Name) là gì?

- Record A  (Address) ánh xạ  tên máy  (hostname) vào địa chỉ  IP.
- Record CNAME  (canonical name) tạo tên bí danh alias trỏ vào một tên canonical. Tên canonical là tên host trong record A hoặc lại trỏ vào 1 tên canonical khác.

Cú pháp record A:  [tên-máy-tính]   IN  A  [địa-chỉ-IP]

Ví dụ:  Record A trong tập tin  db.vnd
domain.vnd.com. IN A  111.111.11.1
hosting.vnd.com.  IN A  111.111.11.1

Bản ghi MX (Mail Exchange) là gì?


     DNS  dùng  record MX  trong  việc  chuyển mail  trên mạng  Internet. Ban  đầu  chức  năng  chuyển mail dựa trên 2 record: record MD (mail destination) và record MF (mail forwarder) records. MD chỉ ra đích cuối cùng của một  thông điệp mail có  tên miền cụ  thể. MF chỉ  ra máy chủ  trung gian sẽ chuyển tiếp mail đến được máy  chủ đích cuối cùng. Tuy nhiên, việc tổ chức này hoạt động không tốt. Do đó, chúng được  tích hợp  lại  thành một  record  là MX. Khi nhận được mail,  trình chuyển mail  (mailer) sẽ dựa vào record MX để quyết định đường đi của mail. Record MX chỉ ra một mail exchanger cho một miền - Mail  exchanger   là  một  máy  chủ  xử   lý   (chuyển  mail  đến  mailbox  cục  bộ  hay   làm  gateway chuyền  sang  một  giao  thức  chuyển  mail  khác  như  UUCP)  hoặc  chuyển  tiếp  mail  đến  một  mail exchanger khác (trung gian) gần với mình nhất để đến tới máy chủ đích cuối cùng hơn dùng giao thức.

    Để  tránh  việc  gửi  mail  bị  lặp  lại,  record  MX  có  thêm  1  giá  trị  bổ  sung ngoài  tên  miền  của  mail exchanger là 1 số thứ tự tham chiếu. Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.
Cú pháp record MX:
[domain_name]  IN  MX  [priority]  [mail-host]

Ví dụ:
Record MX sau :
vinades.com.  IN  MX  10  mailserver.vinades.com.
Chỉ   ra  máy  chủ  mailserver.t3h.com   là  một  mail  exchanger   cho  miền   t3h.com  với   số   thứ   tự   tham chiếu 10.

Chú ý:
Các giá trị này chỉ có ý nghĩa  so sánh với nhau. Ví dụ khai báo 2 record MX:
vinades.com.  IN  MX  1 listo.vinades.com.
vinades.com.  IN  MX  2 hep.vinades.com.
Trình chuyển thư mailer sẽ thử phân phát thư đến mail exchanger có số thứ tự tham chiếu nhỏ nhất
trước. Nếu không chuyển thư được thì mail exchanger với giá trị kế sau sẽ được chọn. Trong trường hợp có nhiều mail exchanger có cùng số tham chiếu thì mailer sẽ chọn ngẫu nhiên giữa chúng.
Cấu hình domain như thế nào?
Trả lời:
- Nếu Record Type là: A thì Address phải là địa chỉ IP, ví dụ: 209.85.5.35
- Nếu Record Type là: CNAME thì Address phải là tên miền , ví dụ: vinades.com
- Nếu Record Type là: MX thì Host record phải là @ và Address phải là tên mail server, ví dụ: mail.vinades.com
- Nếu Record Type là: URL Redirect/URL Frame thì Address phải là tên, ví dụ: http://www.vinades.com
- Priority chỉ áp dụng cho Type là MX
Lên phía trên
Time to live (TTL) là gì?
Câu hỏi:

Thông số Time to live (TTL) trong phần quản lý DNS tên miền có ý nghĩa gì?
Trả lời:
TTL là thời gian tồn tại của một bản ghi (record) cấu hình tên miền được nhớ bởi một máy chủ DNS trung gian. Giá trị này thương tính bằng giây. Nếu nó càng lớn, máy chủ DNS trung gian sẽ nhớ thông tin càng lâu, đồng nghĩa với việc thông tin chậm được cập nhật trên các máy chủ DNS trung gian nếu tên miền thay đổi thông tin trên máy chủ DNS chính.
Lên phía trên
A (Address) và CNAME (Canonical Name)
Câu hỏi:

Bản ghi A (Address) và CNAME (Canonical Name) là gì?
Trả lời:
- Record A  (Address) ánh xạ  tên máy  (hostname) vào địa chỉ  IP.
- Record CNAME  (canonical name) tạo tên bí danh alias trỏ vào một tên canonical. Tên canonical là tên host trong record A hoặc lại trỏ vào 1 tên canonical khác.

Cú pháp record A:  [tên-máy-tính]   IN  A  [địa-chỉ-IP]

Ví dụ:  Record A trong tập tin  db.vnd
domain.vnd.com. IN A  111.111.11.1
hosting.vnd.com.  IN A  111.111.11.1

Bản ghi MX (Mail Exchange) là gì?

    DNS  dùng  record MX  trong  việc  chuyển mail  trên mạng  Internet. Ban  đầu  chức  năng  chuyển mail dựa trên 2 record: record MD (mail destination) và record MF (mail forwarder) records. MD chỉ ra đích cuối cùng của một  thông điệp mail có  tên miền cụ  thể. MF chỉ  ra máy chủ  trung gian sẽ chuyển tiếp mail đến được máy  chủ đích cuối cùng. Tuy nhiên, việc tổ chức này hoạt động không tốt. Do đó, chúng được  tích hợp  lại  thành một  record  là MX. Khi nhận được mail,  trình chuyển mail  (mailer) sẽ dựa vào record MX để quyết định đường đi của mail. Record MX chỉ ra một mail exchanger cho một miền - Mail  exchanger   là  một  máy  chủ  xử   lý   (chuyển  mail  đến  mailbox  cục  bộ  hay   làm  gateway chuyền  sang  một  giao  thức  chuyển  mail  khác  như  UUCP)  hoặc  chuyển  tiếp  mail  đến  một  mail exchanger khác (trung gian) gần với mình nhất để đến tới máy chủ đích cuối cùng hơn dùng giao thức.

    Để  tránh  việc  gửi  mail  bị  lặp  lại,  record  MX  có  thêm  1  giá  trị  bổ  sung ngoài  tên  miền  của  mail exchanger là 1 số thứ tự tham chiếu. Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.
Cú pháp record MX:
[domain_name]  IN  MX  [priority]  [mail-host]

Ví dụ:
Record MX sau :
vinades.com.  IN  MX  10  mailserver.vinades.com.
Chỉ   ra  máy  chủ  mailserver.t3h.com   là  một  mail  exchanger   cho  miền   t3h.com  với   số   thứ   tự   tham chiếu 10.

Chú ý:
Các giá trị này chỉ có ý nghĩa  so sánh với nhau. Ví dụ khai báo 2 record MX:
vinades.com.  IN  MX  1 listo.vinades.com.
vinades.com.  IN  MX  2 hep.vinades.com.
Trình chuyển thư mailer sẽ thử phân phát thư đến mail exchanger có số thứ tự tham chiếu nhỏ nhất
trước. Nếu không chuyển thư được thì mail exchanger với giá trị kế sau sẽ được chọn. Trong trường hợp có nhiều mail exchanger có cùng số tham chiếu thì mailer sẽ chọn ngẫu nhiên giữa chúng.

.vn - .com : bạn lựa chọn tên miền nào?

 Nên chọn lựa tên miền như thế nào giữa .com và .vn, khi nào thì nên chọn .com và khi nào thì bạn nên chọn .vn

    Việc chọn lựa mua tên miền hợp lý sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc quảng bá marketing kinh doanh của chúng ta. Do đó khi nào chúng ta nên chọn .com và khi nào nên chọn tên miền .vn.

Tên miền .com hay .vn

    Khi bắt tay xây dựng website việc quan trọng nhất là tên miền của bạn, mua tên miền .com hay mua tên miền .vn luôn là điều đắn đo suy tính của nhiều người. Trước hết bạn cần phải biết một số thông tin quan trọng sau trước khi lựa chọn mua tên miền .com hay .vn.

    Tên miền .com là tên miền phổ cập nhất trên thế giới và ngay cả Việt Nam. Nói đến website người ta liên tưởng đến tên miền .com và đương nhiên Google hay Yahoo, Bing đều nêu cao giá trị của tên miền .com. Hay nói cách khác là nếu tên miền của bạn là .com thì bạn sẽ được Google ưu tiên phân loại tên miền của bạn thuộc hàng Top và bạn sẽ được ưu tiên khi xếp hạng trên Google.



   Còn tên miền .vn là tên miền thuộc cấp quốc gia hay thường được gọi là local domain. Trước đây thì loại tên miền quốc gia không được các công cụ tìm kiếm xem trọng nên loại tên miền này luôn xếp thứ hạng thấp trong mắt các công cụ tìm kiếm trên internet, nhưng hiện tại thì tên miền .vn được  Google xem trọng vì chính sách Local hóa của đại gia công cụ tìm kiếm này.



   Nói cách khác nếu tên miền .vn thì bạn có cơ hội cạnh tranh cao về vị trí trên internet. Các tiêu chuẩn để xếp hạng trên trang đầu của Google bao gồm rất nhiều yếu tố mà chúng ta thường được biết là tính năng SEO. Trong đó tên miền .com hay .vn là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Khi tên miền yêu thích đã bị đăng ký, bạn sẽ làm gì???

Những tên miền dễ nhớ, độc đáo, đặc trưng theo ngành càng ngày càng khó kiếm. Nghĩ theo hướng tích cực, đây là một bước tiến lớn của thương mại điện tử vì càng lúc càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư thương hiệu online. Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn cho hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp, khi mà họ dành hàng giờ suy nghĩ và tra cứu để rồi phát hiện ra tất cả các tên miền họ yêu thích đều đã bị đăng ký cả. Vì vậy, làm thế nào nếu tên miền yêu thích nhất, hoặc thậm chí là tên miền yêu thích thứ hai, thứ ba, thứ tư… của bạn đều đã bị “nẫng” mất? Hãy thử một số cách sau: 



Phát huy sự sáng tạo

Nếu tên miền có vẻ hoàn hảo nhất cho dịch vụ của bạn không thể đăng ký được, thì hãy thử đặt những tên miền gần giống như vậy. Bạn có thể:
·         Thêm vào một số danh từ chung như “công ty, “dịch vụ”,…
·         Sử dụng từ đồng nghĩa.
·         Thêm vào các từ nối như “và”,…
·         Thay vì tên công ty thì có thể đăng ký bằng slogan của công ty.

Sử dụng đuôi tên miền khác

Nếu tên miền của bạn định đặt với đuôi .com đã bị đăng ký, hãy thử các đuôi tên miền khác như .net, .vn, .info, .biz, v.v…
Sử dụng dịch vụ “đặt chỗ” tên miền

Bạn có thể tra cứu tên miền. Thông qua kết quả tra cứu, bạn có thể biết được tên miền đó đã được ai đăng ký, đăng ký khi nào, bởi nhà đăng ký nào, và khi nào hết hạn. Khi đó, bạn có thể liên hệ với nhà đăng ký và sử dụng dịch vụ “đặt chỗ” tên miền của họ (backorder)

Liên hệ với chủ sở hữu tên miền

Nếu tên miền yêu thích của bạn đã bị đăng ký mà chưa được sử dụng, bạn có thể dùng công cụ đã nói ở trên để tìm chủ sở hữu tên miền. Tiếp theo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu để thương lượng mua lại tên miền đó. Lưu ý là một số tên miền sẽ không hiển thị thông tin cá nhân theo yêu cầu của chủ sở hữu.


Đăng ký tên miền (domain) cho doanh nghiệp nhỏ chỉ với 7 bước!

Khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh thì một trong những việc cần làm là tìm kiếm tên miền thích hợp. Một vài doanh nghiệp có thể không cần đến website, tùy theo tính chất ngành nghề, tuy nhiên thực tế chứng minh rằng sở hữu ít nhất 1 website sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, dù bạn không có ý định sử dụng tên miền để tạo website, nhưng vẫn nên đăng ký nó để bảo vệ thương hiệu của mình. Nếu bạn đang nghĩ đến việc đăng ký 1 tên miền, hoặc đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn tên miền phù hợp, hãy tham khảo các bước sau đây để tìm kiếm và đăng ký cho mình tên miền vừa ý nhất: 



Bước 1: Hãy lựa chọn tên miền ngay từ lúc bắt đầu việc kinh doanh

Khi bạn đang tìm kiếm 1 cái tên thích hợp cho việc kinh doanh thì cũng nên nghĩ ngay đến việc đăng ký tên miền. Nếu công việc của bạn phụ thuộc đáng kể vào online thì việc đặt tên cho doanh nghiệp còn có thể bị ảnh hưởng bởi việc tên miền đó sẵn có hay đã bị đăng ký. Nên quan tâm đến việc đăng ký tên miền sớm, vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của bạn.

Bước 2: Khi đăng ký tên miền cần ghi nhớ checklist sau

Có một vài quy tắc cần “nằm lòng” khi đăng ký tên miền. Nó không chỉ đơn giản thể hiện thương hiệu của bạn mà còn cần phải:
-          Ngắn
-          Dễ đọc
-          “Độc” và dễ nhớ
-          Thân thiện với SEO
-          Liên quan đến nội dung website
Bạn có thể không tìm được 1 tên miền đáp ứng được tất cả các điều kiện trên. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng nó như 1 checklist chuẩn khi tìm kiếm tên miền phù hợp nhất.

Bước 3: Sử dụng công cụ tra cứu tên miền đúng

Trên mạng có rất nhiều công cụ để tra cứu tên miền, cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về tên miền sẵn có, tên miền hợp lệ, gợi ý tên miền, gợi ý từ khóa v.v… Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên Google các công cụ này. Hoặc nhanh chóng, đơn giàn nhất là sử dụng các công cụ tra cứu sẵn có của Mắt Bão để có được kết quả chính xác:
Kiểm tra tên miền
Kiểm tra tên miền mới
Tra cứu thông tin tên miền

Bước 4: Bắt đầu bằng cái tên thông thường nhất, sau đó suy nghĩ linh hoạt

Bạn nên bắt đầu bằng tên miền lý tưởng nhất đối với bạn, dù có thể nó phổ biến đến mức chắc chắn đã được đăng ký rồi. Điều này giúp bạn có được “điểm tựa” đầu tiên để tìm kiếm thêm những tên miền tương tự thay thế.
Nếu tên miền đó đã được đăng ký, sử dụng các công cụ gợi ý tên miền trên internet để tìm thêm những trường hợp khả dụng khác. Sau đó, kiểm tra xem tên miền có đầy đủ các tính chất như trong checklist ở bước 2 hay không. Công việc này có thể sẽ kéo dài và đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến cũng như ý tưởng của những người cùng kinh doanh với bạn.

Bước 5: Hiểu về tên miền cấp cao (Top-level domains)

Tên miền cấp cao, hay TLD (Top-level domains), là 1 phần của đường dẫn theo sau tên miền, hay còn được gọi nôm na là đuôi tên miền. Ví dụ .com, .net hay .org là những TLD. Khi bạn muốn đăng ký 1 tên miền liên quan đến kinh doanh thu lợi nhuận, bạn nên tìm bắt đầu với tên miền .com. Nếu những tên miền bạn thích với đuôi .com đã bị “nẫng” hết, bạn có thể thử với các đuôi tên miền khác như .net, .info, .biz,….

Nên nhớ rằng, đuôi tên miền .com sẽ giúp khách hàng dễ nhớ nhất. Do đó, trước khi đăng ký các đuôi tên miền khác, bạn nên cân nhắc kỹ. Vì nếu tên miền đó đã được đăng ký với đuôi .com, nếu bạn đăng ký tên miền giống vậy với đuôi khác sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn thương hiệu. Càng tệ hơn nếu nó làm tăng sự cạnh tranh vì tên miền .com kia đã được đăng ký bởi đối thủ cùng ngành.

Bước 6: Đăng ký ngay lập tức

Khi bạn đã tìm được tên miền thích hợp và chưa ai đăng ký, thì đừng nghĩ ngợi gì nữa, hãy đăng ký ngay. Thậm chí trong trường hợp bạn vẫn không chắc tên miền đó đã là hoàn hảo nhất cho công việc của mình hay chưa. Nhưng đăng ký sớm vẫn tốt hơn, trong lúc bạn suy nghĩ ra cái tên khác.

Vì việc đăng ký tên miền bây giờ rất dễ dàng với chi phí không qua đắt, đăng ký nhiều tên miền vẫn có lợi hơn. Thêm vào đó, không hẳn những tên miền bạn đã đăng ký là vô dụng, bạn có thể sử dụng chúng cho các mục đích khác có liên quan đến công việc kinh doanh, hoặc trỏ về tên miền chính.

Bước 7: Cần hỗ trợ thêm?

Nếu bạn đã làm theo các bước trên và nhận ra rằng tất cả các tên miền phù hợp đã bị đăng ký rồi, thì phải làm gì tiếp theo đây? Mắt Bão Network sẽ tư vấn cho bạn làm thế nào trong trường hợp này trong bài viết kế tiếp.


Thế nào là tên miền tốt cho lĩnh vực bất động sản?

 Với hàng triệu tên miền trên internet nói chung và hàng ngàn tên miền bất động sản nói riêng, làm thế nào để gây chú ý cho những khách hàng tiềm năng của công ty bạn? Hãy cùng tìm hiểu những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền cho công ty bất động sản:



1. Không nên dùng tên của cá nhân để đặt tên miền

Có thể bạn dùng tên của mình để đặt cho công ty, tuy nhiên, khi chọn tên miền cho việc kinh doanh, bạn không nên chọn tên quá cá nhân (tên của bạn hoặc tên công ty, ví dụ: congtyphamminh.com chẳng hạn). Vì không phải khách hàng tiềm năng nào cũng biết đến công ty bạn, khi có nhu cầu về bất động sản, họ sẽ không gõ tên công ty bạn ngay vào ô tìm kiếm, đặt biệt là khi bạn mới khởi nghiệp. Thay vào đó, cách tốt nhất là đăng ký ít nhất 2 tên miền: 1 tên miền liên quan đến lĩnh vực bất động sản và 1 tên miền có tên công ty. Bạn có thể trỏ nội dung 1 trong 2 tên miền đó về tên miền còn lại. Với chi phí duy trì tên miền chỉ từ 250.000đ/năm, việc sở hữu nhiều tên miền không quá khó nhăn mà lại mang nhiều hiệu quả.

2. Tên địa phương, địa danh hoặc khu vực là quan trọng

Mọi người tìm kiếm nhà ở tại khu vực mà họ mong muốn. Vì vậy, hãy thử gắn tên địa phương hoặc tên khu vực mà bạn kinh doanh bất động sản vào tên miền. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho bộ máy tiềm kiếm Google để khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy bạn.

3. Quy tắc “Càng ngắn và đơn giản càng tốt”

“MuaBanBietThuUyTinNhatTaiDaLat.com” có thể là tên miền khá hay ho đối với vài người. Tuy nhiên, đừng phạm sai lầm. Nên chọn tên miền càng ngắn, càng đơn giản càng tốt, dù nó không thể hiện được hết những gì bạn muốn truyền đạt. Điều này giúp khách hàng dễ nhớ, dễ gõ tên, dễ tìm thấy bạn hơn. Trừ trường hợp bạn muốn đưa tên địa danh vào tên miền, mà địa danh đó thì lại quá dài…

4. Dấu gạch nối “-“ dành cho bộ máy tìm kiếm, không dành cho khách hàng

Vài thí nghiệm đã cho thấy rằng tên miền với dấu gạch nối “-“ sẽ thuận lợi hơn đối với bộ máy tìm kiếm, ví dụ: nha-tro-tphcm.com. Tuy nhiên, bạn nên đăng ký cả 2 tên miền “nha-tro-tphcm.com” cũng như “nhatrotphcm.com”. Vì tên miền không có dấu gạch nối sẽ tiện lợi hơn cho khách hàng của bạn, và nên là tên miền chính. Còn tên miền có dấu gạch nối chỉ dành cho bộ máy tìm kiếm.

Lý do cho việc bảo vệ tên miền!

 Nếu tôi hỏi bạn: Thương hiệu, bạn có cần phải bảo vệ nó không? Bạn sẽ thấy đó là một câu hỏi ngớ ngẩn. Tất nhiên là có rồi! Tên miền bạn sử dụng cho những website thương mại điện tử cũng quan trọng như tên tuổi, thương hiệu của bạn vậy. Sau một thời gian kinh doanh, tên miền sẽ trở thành thứ đầu tiên để người ta nhớ đến và là thứ quan trọng nhất.
Trong những giai đoạn đầu, bạn có thể sử dụng những chiến lược ngắn hạn như trả tiền để lôi kéo người vào trang web, quảng cáo PPC (pay per click), SEO (search engine optimization), hoặc những phương pháp khác để kiếm được tiền. Tuy nhiên tính đường dài, một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công cần phải tự đẻ ra tiền được. Quá phụ thuộc vào việc người ta chủ động tìm kiếm đến bạn, hay cứ phải chi hàng đống tiền cho quảng cáo thì chắc chắn sẽ không giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại dài hơi được.

Những doanh nghiệp thương mại điện tử mạnh thì thường cũng là những thương hiệu mạnh nhất. Hầu hết tên của thương hiệu và tên của doanh nghiệp giống nhau, ví dụ như Amazon.com, eBay.com, tiki.vn…



Nếu anh/chị đã là một trong những người đứng đầu trong ngành e-commerce rồi thì xin chúc mừng! Nhưng nếu chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác, bạn nên dành nhiều thời gian suy nghĩ, nghiên cứu và tìm hiểu để chọn một tên miền tốt nhất có thể trường tồn. Hoặc thậm chí chỉ một tên miền vui vui không cần ý nghĩa gì cũng được.. ví dụ như hàivl.com chẳng hạn (nhưng trong năm 2014, Haivl.com đã phải dừng hoạt động do vấn đề liên quan đến pháp luật)
Một khi đã có một tên miền tốt, thậm chí là một tên miền không liên quan gì cả, chúng cũng có thể trở nên nổi tiếng một cách không ngờ trước được. Và điều hiển nhiên là tên miền trở thành một trong những tài sản quý giá nhất. Và tài sản quý giá nhất thì tất nhiên cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tên miền

Thật ra thì thủ tục đăng ký báo hộ thương hiệu cho tên miền đều có ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới, tuy nhiên thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tên miền lại rất đắt đỏ, và cơ bản là mất công. Do vậy nhiều doanh nghiệp dùng cách đơn giản hơn là… đăng ký càng nhiều tên miền càng tốt.

Hãy tưởng tượng như này, Amazon.com, họ không mua phủ đầu toàn bộ các tên miền liên quan, thế là có ai đó đăng ký tên miền amazon.xyz. Người này làm nhái lại một website giống hệt Amazon tại địa phương có tên miền cấp cao là .xyz, chất lượng sản phẩm và dịch vụ chắc chắn không bằng Amazon “chính hiệu”, điều đó vô cùng tai hại cho thương hiệu Amazon. Do vậy Amazon phải “phòng cháy hơn chữa cháy” bằng việc đăng ký luôn cả tên miền Amazon.xyz ngay từ đầu, để phòng ngừa hậu họa.

Đăng ký các đuôi tên miền liên quan.

Như đã nói ở trên, vấn đề với những tên miền chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu còn nghiêm trọng hơn. Ví dụ như nếu trang web của bạn là BanTrungVitLonOnline.com, ai đó sẽ lén ăn cắp thương hiệu bằng cách đăng ký tên miền y hệt vậy, chỉ khác đuôi tên miền: BanTrungVitLonOnline.net

Trong trường hợp tên miền của bạn là tiếng Anh thì lại càng khó để bảo vệ hơn nữa, thậm chí kiện tụng đôi lúc cũng không có tác dụng. Tệ hơn, nếu kẻ lừa đảo bô bô lên rằng: “Chúng tôi không liên quan gì đến trang BanTrungVitLonOnline.com, trang chúng tôi là .Net, và chúng tôi bán trứng vịt lộn ngon nhất thế giới). Thế là toi cơm.

Để tránh việc bị kéo vào đám mây u ám của việc kiện tụng, nên chịu khó đầu tư một tí và đăng ký vài tên miền cấp cao. Hầu hết các tên miền cấp cao có giá khoảng từ 10-30 đô la một năm. Nhìn thì có vẻ hơi lãng phí đấy, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng những tên miền này cho nhiều mục đích khác nhau, dù sao thì ít nhất là bạn có thể yên tâm là mình không bị ăn cắp thương hiệu.
Đăng ký các tên miền gần giống nhau

Nếu tên miền của ban là BanTrungVitLonOnline.com, vài khách hàng có thể gõ nhầm thành TrungVitLonOnline.com hoặc BanTrungVitOnline.com hay TrungVitOnline.com. Dựa vào việc hiểu những lỗi người dùng hay mắc phải, bạn sẽ biết được những tên miền liên quan mà mình cần đăng ký. Ít nhất là phải có đuôi .COM, còn nếu bạn rủng rỉnh thì cứ mua hết cho yên tâm.

Đừng để tên miền bị hết hạn

Bạn sẽ ngạc nhiên đấy, nếu tôi nói rằng có RẤT nhiều những website thương mại điện tử lớn đôi khi cũng “quên” gia hạn tên miền của họ. Lỗi sơ đẳng không thể chấp nhận này thật ra cũng dễ hiểu. Hầu hết các trang thương mại điện tử lớn đều đăng ký dài hạn cho tên miền. Ví dụ khoảng 10 năm chẳng hạn. Chắc chắn họ đã lên kế hoạch để tiếp tục đóng tiền gia hạn. Tuy nhiên 10 năm là một khoảng thời gian không ngắn, dù cho nhà đăng ký tên miền có gửi email nhắc nhở thì đôi khi người đăng ký không còn sử dụng địa chỉ email cũ nữa. Do vậy hậu quả là tên miền bị hết hạn. Và một khi tên miền được chuyển về trạng thái tự do, sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh chờ chực để cuỗm đi tên miền của bạn.

10.000 USD có phải là cái giá rẻ để mua một tên miền?

Tên miền hiện nay là một phần không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù nó được sử dụng chủ yếu cho email, website công ty, hay là một phần của chiến dịch tiếp thị… Việc sở hữu một miền cao cấp đã trở nên ngày càng đắt đỏ hơn với mức giá trung bình dao động từ 5.000-20.000 USD/1 tên miền. Tuy nhiên, cần phải định nghĩa rõ như thế nào là đắt đỏ?
Nếu có ai đó so sánh giá trị của tất cả mọi thứ so với chi phí ban đầu của nó, thì có thể nhận ra rằng không phải tất cả chúng đều tốn kém.





Chẳng hạn, nếu bà của bạn mua một mảnh đất hướng biển cách đây 10 năm với giá 100.000 USD (hơn 2,1 tỷ đồng) và hiện nay nó có giá 500.000 USD (hơn 10,6 tỷ đồng) bạn liệu có đặt câu hỏi về giá trị của bất động sản này? Thực ra sẽ không có ai băn khoăn về điều đó bởi bất động sản là tài sản cố định hữu hình và hầu hết mọi người thừa nhận giá trị thực tế của nó.
Các tranh luận về lý do tại sao rất nhiều tên miền đơn giản nhưng có giá đắt có thể đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về giá trị cơ bản của nó cũng như có một chút ghen tỵ trong đó.

Tên miền cũng là tài sản và mặc dù khá nhiều trong số chúng được sở hữu bởi các nhà đầu tư khôn ngoan đã nhìn ra giá trị tương lai của các tài sản này và chỉ đơn giản là kiếm tiền từ chúng bằng cách thông qua các quảng cáo (thay vì tăng thêm giá trị). Phần lớn các nhà đầu tư này sẽ không bao giờ bị chỉ trích hay bị coi như người chiếm đoạt tên miền, chẳng qua họ chỉ là những người thông minh biết đầu tư đúng nơi vào đúng thời điểm.

Ai đó sở hữu tên miền của công ty bạn và đang hưởng lợi từ nó?

Trừ khi bạn đã đăng ký thương hiệu trên tên miền hoặc ai đó cố tình lợi dụng kiếm tiền từ một lỗi đánh máy trên nhãn hiệu của công ty bạn, nếu không sẽ không có ai bị xem là “ăn sẵn” trong ngành kinh doanh tên miền.

Do đó, những người phàn nàn rằng "ai đó đang dùng tên của họ", nhưng lại thiếu một thương hiệu hoặc hình thức pháp lý để chứng minh thì chẳng khác nào họ tự nói rằng “bà ngoại của bạn đang sở hữu ngôi nhà mơ ước của tôi” cả. Và tất nhiên họ đang suy luận rằng bà của bạn là một người phụ nữ độc ác và không phải là một nhà đầu tư thông minh.

Thực tế, nếu như hỏi một số người đang kinh doanh trong ngành công nghiệp tên miền, nhiều người sẽ thừa nhận rằng vẫn có những người vẫn thực hiện các giao dịch trên những tên miền thương hiệu không phải của họ hoặc tên miền không hợp pháp. Nhưng điều này là không thể tránh khỏi ngay cả với thị trường xe cũ, kinh doanh đồ trang sức, kinh doanh tài chính…

Do đó, bí quyết là phải tìm một người đáng tin cậy để xử lý và định giá tài sản cũng như kế hoạch kinh doanh của bạn với một mức giá hợp lý.

Cần bao nhiêu tiền để có một tên miền có giá trị?

Tại Mỹ, giá của tên miền còn tùy thuộc vào giá trị của nó nhưng nhìn chung chúng có giá dao động từ 5.000 – 20.000 USD, thậm chí một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 100.000 USD hoặc hàng triệu USD với nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, ở đây, chúng ta nên bỏ qua việc “soi” giá của các tên miền riêng lẻ mà hãy so sánh giá của chúng với các phương tiện truyền thông truyền thống. Giả sử một tên miền có giá 10.000 USD khi so sánh với các kênh quảng cáo truyền thống như:

Biển quảng cáo

Quảng cáo trên các tầm biển lớn là một trong những quảng cáo tốn kém nhất thế giới. Tại thành phố New York, ví dụ, một bản tin quảng cáo chạy liên tục có thể có giá từ 35.000 - 600.000 USD/tuần, theo bảng báo giá trực tuyến của Clear Channel.

Quảng cáo di động

Chẳng hạn quảng cáo in trên một chiếc xe tải chạy liên tục trên đường cả ngày có giá khoảng 20.000 USD/tháng.

Quảng cáo radio

Ngay cả quảng cáo radio được xem là rẻ nhất cũng tốn trung bình khoảng 200 USD một lần phát, và bạn cần ít nhất một vài ngày để thông điệp quảng cáo thu hút được sự chú ý và thúc đẩy tỉnh hình kinh doanh… Như vậy, tổng chi phí ước tính hàng tháng cũng có thể lên tới 30.000 USD hoặc nhiều hơn.

Và một vấn đề lớn hơn là sau thời hạn 30 ngày quảng cáo trên các kênh truyền thông truyền thống, bạn sẽ có được gì? Câu trả lời là: Không có gì.

Trong khi đó, nếu bạn chi 10.000 USD để mua một tên miền, khoảng thời gian tiếp theo bạn chỉ phải chi khoảng 8 USD/năm để duy trì, như vậy một tháng bạn tốn chưa tới 1 USD.

Tất nhiên, đó chỉ là tiền để mua tên miền, bạn sẽ phải tốn thêm những chi phí khác để xây dựng trang web, đặc biệt là chi phí SEO. Tuy nhiên, tất cả các chi phí này sẽ được tính trực tiếp vào việc xây dựng giá trị một cái gì đó do bạn sở hữu.
Do đó, đừng quá quan tâm đến việc bạn  phải trả bao nhiêu chi phí cho một tên miền mà hãy chú ý đến giá trị mà tên miền phù hợp có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Theo Business Insider



        

4 Triệu tên miền (Domain) được đăng ký mới trong quý 4/2014

Đã có 4 triệu tên miền được đăng ký mới trên Internet trong quý 4/2014, nâng tổng số tên miền được đăng ký trên toàn cầu lên 288 triệu, gồm tất cả các tên miền cấp cao. Thông tin này vừa được Công ty VeriSign công bố ngày 17/3/2015.


Ngày 17/3/2015, Công ty chuyên về tên miền và an ninh mạng VeriSign đã công bố Báo cáo tóm tắt ngành tên miền quý IV/2014.

Theo báo cáo này, với việc có thêm triệu tên miền được đăng ký mới trên Internet trong Quý 4/2014, tổng số tên miền đã được đăng ký trên toàn thế giới, gồm tất cả các tên miền cao cấp (Top-level Domain - TLD), tính đến ngày 31/12/2014 là lên 288 triệu.

Mức gia tăng 4 triệu tên miền trên toàn cầu này, theo VeriSign tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 1,3% so với Quý 3/2014 và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, các tên miền cấp cao .com và .net đã tăng trưởng toàn phần trong quý 4/2014, đạt tổng số khoảng 130,6 triệu tên miền trong cơ sở tên miền cho .com và .net, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 31/12/2014, cơ sở các tên miền được đăng ký dạng .com là 115,6 triệu, trong khi .net là 15 triệu.

Tổng đăng ký mới cho .com và .net đạt 8,2 triệu tên miền trong quý 4/2014. Trong quý 4/2013, tổng đăng ký mới cho .com và .net cũng đạt 8,2 triệu tên miền.

Báo cáo mới nhất về ngành tên miền của Virisign cho hay, trong quý 4/2014, tải lượng truy vấn hệ thống tên miền (DNS) trung bình hàng ngày của Verisign là 110 tỷ lượt trên tất cả các tên miền cấp cao do Verisign vận hành, với mức đỉnh điểm đạt 146 tỷ lượt.

Như vậy, so với quý III/2014, mức tải lượng truy vấn trung bình hàng ngày đã giảm 3,7% và mức đỉnh điểm giảm 54 %. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2013, tải lượng truy vấn trung bình hàng ngày tăng 33,5% và tải lượng truy vấn đỉnh điểm đã tăng 47,1%.

Theo chia sẻ của Verisign, Báo cáo tóm tắt ngành tên miền được Công ty định kỳ thực hiện hàng tháng trên cơ sở đánh giá thực trạng của ngành tên miền thông qua một loạt các nghiên cứu thống kê và phân tích. Việc cung cấp báo cáo ngành tên miền hàng quý nhằm cung cấp cho người dùng Internet những nghiên cứu và dữ liệu thống kê và phân tích về ngành tên miền như: các xu hướng quan trọng trong việc đăng ký tên miền.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Tìm hiểu tên miền cấp 1 cấp 2 cấp 3 là gì?

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển tên miền, thì cho đến nay người ta phân tên miền ra làm 3 cấp: cấp 1, cấp 2, cấp 3.


Tên miền cấp 1:

Tên miền cấp 1 hay cũng chính là tên miền quốc tế, những tên miền này được dùng chung cho nhiều quốc gia, mỗi tên miền đại diện cho một lĩnh vực, một ngành nghề, hay một khu vực địa lý nào đó. Một số tên miền cấp 1 thường được sử dụng như: .com, .net, .org, .edu, .gov, .asia...

Tên miền cấp 2:

Tên miền cấp 2 bao gồm các tên miền quốc gia, tất cả tên miền cấp 2 đều có phần mở rộng (phần phía sau dấu chấm) chỉ có 2 ký tự, nên rất dễ phân biệt được tên miền cấp 2. Ví dụ một số phần mở rộng tên miền cấp 2 như: .vn - VietNam, .ar – Argentina, .br – Brasil, .ca – Canada, .de – Đức, .es – Tây Ban Nha.... Bạn có thể xem toàn bộ các tên miền cấp 2 tại: Danh sách các tên miền quốc gia

Tên miền cấp 3:

Tên miền cấp 3 là tên miền có sự kết hợp giữa tên miền cấp 1 và cấp 2, tất cả tên miền cấp 3 đều có 2 dấu "." (chấm) và gồm có 1 một tên miền cấp 1 kết hợp với 1 tên miền cấp 2. Ví dụ một số phần mở rộng của tên miền cấp 3 như: .com.vn, .net.ar, .gov.br, .edu.ca, .org.de, .asia.es...  

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Hướng dẫn đăng ký domain tên miền free miễn phí

1. Tên miền miễn phí CO.CC

Đây là tên miền quốc tế miễn phí được những người dùng nước ngoài rất yêu thích sử dụng và đánh giá rất cao. Tên miền miễn phí co.cc này Ngoài việc cho phép thiết lập DNS,tên miền miễn phí này có phần mở rộng khá thân thiện, dễ nhớ và gần với tên miền .com. Tên miền miễn phí CO.CC hỗ trợ đầy đủ các bản ghi CNAME,A,MX,NS,TXT vì vậy bạn có thể đăng ký tên miền miễn phí này để sử dụng với dịch vụ rất phổ biến: Google Apps. Tên miền co.cc Sau khi đăng ký, bạn có thể quản trị tên miền qua Control Panel, việc tạo subdomain khá dễ dàng.Thủ tục đăng ký tên miền miễn phí CO.CC cũng rất đơn giản giống như đăng ký tên miền miễn phí .TK  bao gồm 3 bước sau:



Bước 1: Các bạn Truy cập vào địa chỉ website www.co.cc
Bước 2: Sau đó Tạo một tài khoản người dùng
Bước 3: Tiếp theo các bạn Kiểm tra sự tồn tại của tên miền bạn muốn đăng ký và bấm "Đăng ký". Như vậy là các bạn đã sở hữu một tên miền miễn phí .CO.CC, việc đăng ký tên miền miễn phí ở đây là cực kỳ đơn giản và nhanh gọn. Tên miền miễn phí .CO.CC cần được cài đặt trong vòng 48h kể từ khi đăng ký . Nếu bạn đăng ký và bỏ đó thì tên miền sẽ bị hủy sau 48 tiếng.

2. Đăng ký Tên miền miễn phí .TK

Tên miền .tk là một dạng tên miền việt nam miễn phí được rất nhiều người dùng yêu thích và sử dụng ,đối với tên miền miễn phí này bạn cũng có Control Panel để quản trị tên miền, có đủ các tính năng DNS, Forward... Tên miền .tk này tuy là tên miền miễn phí nhưng bạn có thể sử dụng đầy đủ chức năng như tên miền .net , .org , .com thông thường. đăng ký tên miền .TK rất đơn giản các bạn thực hiện theo 4 bước sau đây

Bước 1: Các bạn Truy cập vào website www.dot.tk 
Bước 2: Sau đó Kiểm tra sự tồn tại của tên miền miễn phí bạn muốn đăng ký. Nếu tên miền miễn phí .TK đã có người đăng ký thì bạn sẽ phải chọn tên miền .TK khác.
Bước 3: Tiếp đến các bạn Nhập địa chỉ hòm thư email và lựa chọn hình thức sử dụng cho tên miền. Ở bước này bạn có thể cấu hình dùng DNS riêng hay tạo bản ghi mới A cho tên miền miễn phí
Bước 4: Cuối cùng Bạn nhập Username và Password để tạo một tài khoản trên trang web dot.tk. Hệ thống tự động sẽ gửi một email vào địa chỉ bạn đã cung cấp, hãy bấm vào link trong email để kích hoạt tên miền miễn phí .tk của bạn. Đến lúc này bạn đã chính thức sở hữu một tên miền miễn phí với đuôi mở rộng .TK

Chúc các bạn thành công !

Domain tên miền và Web hosting là gì?

Web Hosting là gì?

Có thể giải thích đơn giản như sau : Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www, nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.

Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.


Tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ Web hosting mà chất lượng cũng khác nhau như:

- Tốc độ truy cập Internet tại server Web hosting đó.

- Dung lượng đĩa là yếu tố mà bạn có thể chứa được nhiều web page hay dữ liệu của bạn hay không.

- Các tiện ích như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có hổ trợ hay không để giúp bạn viết một chương trình Web tên đó hay không ?,

Nói tóm lại, nếu bạn chỉ có tên miền-domain mà không có dịch vụ web hosting thì bạn không thể có một trang web được.

Tên miền là gì ?

Tên miền (Domain name) là định danh của website trên Internet. Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.domain là gì Tên miền có hai dạng:

- Tên miền quốc tế dạng: www.tencongty.com (.net, .biz .org, .info...)
- Tên miền quốc gia dạng: www.tencongty.com.vn (hoặc .net.vn, .biz.vn .org.vn, .gov.vn...)


Tùy theo mô hình tổ chức và nhu cầu của doanh nghiệp, bạn sẽ được cấp tên miền theo các dạng sau:

.COM.VN
Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân họat động thương mại.

.BIZ.VN
Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với COM.VN.

.EDU.VN
Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.

.GOV.VN
Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.

.NET.VN
Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.

.ORG.VN
Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội.

.INT.VN
Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

.AC.VN
Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.

.PRO.VN
Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.

.INFO.VN
Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân

.HEALTH.VN
Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.

.NAME.VN
Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet