Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Domain Name Server (DNS) là gì?




DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một "Danh bạ điện thoại" để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World Wide Web siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng kí được tư vấn và liên tục cập nhật.

Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng, Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, kí tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS

Quản lý nhiều máy chủ (server) từ xa

 Quản lí máy chủ từ xa thông qua các ứng dụng phần mềm Remote Desktop hiện không có gì mới mẻ nhưng sẽ rất khó khăn nếu bạn có quá nhiều máy chủ cần quản lí.

Làm thế nào để quản lí nhiều máy chủ từ xa trên Windows 8.1?
 


Nắm được việc này, Microsoft đã phát hành một công cụ nhỏ có tên Remote Server Administration Tools (viết tắt là RSAT) giúp người dùng có thể quản lí nhiều máy tính từ xa ngay trên chính một máy tính duy nhất, nhờ thế mà người dùng có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi chuyển đổi qua lại giữa các máy chủ

Phiên bản mới của Remote Server Administration Tools vừa được Microsoft phát hành với nhiều cải tiến đang giá như hỗ trợ Windows 8.1, tích hợp Server Manager, Microsoft Management Console (MMC) snap-ins, các giao thức giao tiếp, Windows PowerShell và kèm theo nhiều công cụ mới chạy trên Windows Server 2012 R2, kể cả Windows Server 2012.

Cài đặt và sử dụng

Bạn có thể tải về phiên bản mới của Remote Server Administration Tools dành cho Windows 8.1 tại đây. Việc cài đặt khá đơn giản vì có thể xem Remote Server Administration Tools chỉ là một cập nhật dành cho Windows 8.1
  • Sau khi cài đặt xong, bạn có thể tìm thấy Remote Server Administration Tools trong máy tính bằng tính năng Search với từ khóa Server Manager.
  • Nếu muốn tiện lợi hơn trong việc sử dụng, bạn có thể dán nó vào thanh Taksbar
  • Giao diện chính của Remote Server Administration Tools cũng được thiết kể lại theo phong cách Windows 8.1 khá là đẹp và hiện đại. Bạn có thể thao tác thêm Server ngay tại giao diện chính của công cụ
  • Bạn có thể xem danh sách các công cụ mà Remote Server Administration Tools cung cấp từ thẻ Tool 
  • Trong giao diện thao tác máy chủ, bạn có thể xem danh sách các công cụ thao tác bằng cách nhấn phải chuột vào tên Server
  • Tắt hoặc gỡ bỏ Remote Server Administration Tools
  • Nếu không sử dụng Remote Server Administration Tools nữa, bạn có thể tắt nó bằng cách truy cập vào Control Panel > Programs and features > Turn Windows features on or off
  • Hoặc gỡ bỏ nó từ Windows Updates với tên gói cập nhật là Update for Microsoft Windows (KB2693643)

 Đó là tất cả về Remote Server Administration Tools trong Windows 8.1. Nếu bạn là một I.T quản lí nhiều máy chủ thì Remote Server Administration Tools là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sẽ cần đến.

5 hệ thống máy chủ (server) quan trọng nhất thế giới



Kỷ nguyên số đang phát triển không ngừng, mỗi con người chúng ta đều có ít nhất một tài khoản email, hay một kho lưu trữ số cá nhân nào đó, tất cả chúng đều là một dạng của điện toán đám mây. Các hãng công nghệ lớn đã phải chi tiền tấn để phát triển và vận hành hệ thống máy chủ luôn ổn định 24/24h để phục vụ cho khách hàng của mình một cách hoàn hảo nhất. Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 5 cái tên nổi tiếng nhất nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu cá nhận của người dùng Internet toàn cầu.
 
1. Facebook, Prineville, Oregon
 
Đây là nơi mà tất cả những “like” cũng như hình ảnh, video, và những dòng tâm sự cá nhân của bạn được lưu giữ. Được trang bị bởi hệ thống điện năng mặt trời, trung tâm dữ liệu của Facebook là một trong những trung tâm máy chủ sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả nhất hành tinh. Ngoài ra, Facebook còn trang bị cho trung tâm dữ liệu của mình hệ thống quạt làm mát hơi nước khổng lồ, đủ sức làm dịu 180.000 máy chủ luôn hoạt động hết công suất. Với trung tâm dữ liệu này, Facebook luôn rất tự tin trong việc làm hài lòng hơn 900 triệu tín đồ của mình.


2. Google, Council Bluffs, Iowa

Người khổng lồ tìm kiếm còn sở hữu hệ thống lưu trữ dữ liệu khủng khiếp hơn Facebook nhiều lần, với tổng số 6 trung tâm trải dài trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Tất cả chúng được kết nối với nhau bằng hệ thống cáp quang có tốc độ cao gấp 200.000 lần chuẩn dân dụng thông thường. Tất cả những kết quả tìm kiếm, các từ khóa, hay video người dùng tải lên Youtube đều được lưu lại cẩn thận. Google cho biết, mỗi thông tin người dùng tải lên đều được lưu đồng thời ít nhất thành 2 bản tại các máy chủ khác nhau để đề phòng sự cố.


3. IBM Watson, Yorktown Heights, New York

Được tạo nên từ 10 cụm máy chủ độc lập, mỗi cụm lại cấu thành từ 10 máy chủ IBM Power 750 với hai hệ thống làm mát, Watson không chỉ là một kho lưu trưc dữ liệu mà còn là một hệ thống siêu máy tính với trí thông minh nhân tạo tuyệt vời. IBM cho biết, siêu máy tính của họ thậm chí còn có thể giao tiếp với con người bằng ngôn ngữ thông thường chứ không chỉ hệ thống code mã hóa truyền thống. Với 16TB bộ nhớ RAM, Watson có khả năng trả lời gần như mọi câu hỏi học búa nhất. IBM hiện cũng đang phát triển một hệ thống giao diện người dùng trên nền web để giúp người dùng có thể kết nối với Watson.


4. Interxion, East London

Đây được cho là kho dữ liệu trực tuyến bảo mật tốt nhất hành tinh, nơi cất giữ những thước phim bí mật. Interxion sử dụng hệ thống quét sinh học để truy cập, ngoài ra còn có những loại cửa bảo hiểm, mà bạn vẫn thấy trong các phim hành động. Theo đó, chỉ có một cửa ra và một cửa vào, và đồng thời, nó chỉ cho phép 1 người duy nhất được phép ở trong phòng server tại 1 thời điểm. Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy hài lòng thì Interxion còn cung cấp thêm dịch vụ cao cấp có tên là “Private Zone”. Nó cho phép người dùng thiết kế riêng các phương pháp bảo mật, thậm chí bạn có thể đến ngủ tại đây buổi đêm nếu muốn.

 
5. Microsoft, Dublin, Republic of Ireland


Trung tâm máy chủ của Microsoft tại Ireland là nơi người dùng Châu Âu và Trung Đông lưu trữ các thông tin khi dùng những dịch vụ như Windows Azure, Windows Live và Xbox Live. Microsoft đã rất chịu chơi khi bỏ tiền tậu hẳn khu đất rộng 303.000 feet vuông tại khu trung tâm thủ đô Dublin làm địa điểm tọa lạc cho đại bản doanh dữ liệu của mình. Để phục vụ cỗ máy khổng lồ này, cần có một nguồn cấp điện với công suất lên đến 22 Megawatt. Đây cũng là trung tâm tiếp nhận xử lý gần 2,5 tỷ câu hỏi mà người dùng nhờ Bing “tư vấn” mỗi tháng.

Dịch vụ cho thuê đặt máy chủ (server)

Dịch vụ Cho thuê chỗ đặt máy chủ – Co-location Server




1. Giới thiệu dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ


-  Dịch vụ Colocation Server ( Cho thuê chỗ đặt máy chủ ) là một trong những dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ ODS – Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu ( Data center ) do VDO cung cấp.

-  Thuê chỗ đặt máy chủ là dịch vụ khách hàng tự trang bị máy chủ, mang đến đặt tại các Data center của nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu.

-  Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ - Colocation Server cung cấp cho Khách hàng một không gian riêng trên hệ thống tủ Rack để đặt máy chủ của mình nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ hạ tầng sẵn có của một Trung tâm Dữ liệu ( Data Center ) chuyên nghiệp và kết nối máy chủ với Internet giúp Khách hàng đưa hệ thống website, email và các ứng dụng khác của mình lên Internet.

-   Sử dụng IP tĩnh.

-   Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

-  Dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

-  Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy biến.
Thuê chỗ đặt máy chủ


2. Ưu điểm của dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ

-  Data Center do VDO hợp tác khai thác, vận hành là những Data Center lớn nhất Việt Nam và Quốc tế – được kết nối đến nhiều ISP mang đến cho Khách hàng một dịch vụ kết nối Internet nhanh, ổn định và liên tục.

-  Dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hòa, UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy.

-  Sẵn sàng sử dụng và kết nối đến các dịch vụ và hệ thống chuyên nghiệp khác của VDO như: dịch vụ truyền số liệu, hệ thống Voice Gateway, SMS Gateway,…

-   Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.

-   Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7/365.

3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của VDO

- Kết nối băng thông trong nước và quốc tế tốc độ cao;

- Máy chủ được đặt trong Datacenter chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp và bảo mật cao;

- Đảm bảo hoạt động 99,99% (nhiệt độ 22±1 độ C, UPS, điện dự phòng, chống cháy nổ…

- Cấp không giới hạn IP tĩnh;

- Toàn quyền quản lý và sử dụng máy chủ;

- Cho phép quản trị từ xa hoặc trực tiếp tại Datacenter;

- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365.

Máy chủ (server) giá rẻ hàng đầu Việt Nam




Máy chủ giá rẻ và nhu cầu sử dụng máy chủ chuyên dụng hiện nay

- Sự phát triển của công nghệ kéo theo những bước tiến rực rỡ của các dịch vụ liên quan trên mạng internet, trong đó có công nghệ lưu trữ máy chủ server. Tuy nhiên chi phí để sở hữu được một máy chủ dùng riêng thì không phải là nhỏ, kể cả máy chủ giá rẻ thì cũng là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ.

- Hiểu được nỗi lo về máy chủ này của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì công ty chúng tôi đã cho ra mắt gói dịch vụ thuê máy chủ giá rẻ, có nhu cầu sử dụng máy chủ giá rẻ dùng riêng

- Một máy chủ server chuyên dụng thì có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề về quản lý và chia sẻ dữ liệu và chạy các ứng dụng Server web, Server mail, Server printer, Server game,…

- Có rất nhiều loại máy chủ, từ cao cấp đến giá rẻ, tùy thuộc vào cấu hình máy mà tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn có thể chọn lựa sao cho phù hợp

- Hiện nay có các dòng máy chủ giá rẻ như : HP, Dell, IBM hay các hãng chuyên sản xuất các dòng máy chủ giá rẻ như Acer, SuperMicro, Tyan,.. cụ thể như :
  •     IBM Server Rackmount X3250M4
  •     Acer Server Rackmount AR320
  •     HP ProLiant DL120 G7 chạy với dòng CPU Intel E3 1220, E3 1230
  •     SuperMicro Server chạy với các dòng CPU Intel E3 1220, 1230
  •     DELL Server System Rackmount R210(II), DELL Server System Rackmount R410

Các tổ chức , doanh nghiệp nào thường có nhu cầu sử dụng máy chủ :

- Tổ chức nhà nước, chính phủ, hành chính công như: Ứng dụng máy chủ chạy các cổng thông tin điện tử (web portal) cho các bộ ban ngành và các tỉnh – thành phố, các hệ thống máy chủ cho ngành thuế – hệ thống máy chủ tổng cục thuế, các hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu khác,…

- Doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,vvv….

- Doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành như ngành CNTT, Viễn thông, Hàng không, vv…

- Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí như Game, Báo điện tử, mạng xã hội, truyền hình Internet, vvv…

Máy chủ giá rẻ có tốt không ?

- Các nhà sản xuất cũng nhấn mạnh máy chủ giá rẻ không phải là máy chủ chất lượng thấp. Thậm chí, các máy chủ này còn có độ ổn định cao, hoạt động tốt, đáp ứng tối đa các tác vụ chạy liên tục 24/24h. Sở dĩ giá bán của các máy chủ này rẻ là vì chúng được thiết kế để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ, vốn là những đơn vị hạn chế về nguồn lực tài chính cũng như nhân sự vận hành. Thực tế triển khai cho thấy, máy chủ giá rẻ là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ hiện nay.

- Điểm đặc biệt khi triển khai máy chủ giá rẻ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là yêu cầu về bảo hành và hỗ trợ sau bán hàng rất cao. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách bảo hành cũng như hỗ trợ tối ưu sẽ có tác động rất tích cực trong việc triển khai và vận hành hệ thống.

- Hơn nữa, để thích ứng với điều kiện hạn chế về nguồn lực chuyên trách CNTT, các máy chủ giá rẻ được thiết kế đặc biệt dễ vận hành và quản lý. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ứng dụng chia sẻ qua mạng với máy chủ giá rẻ thường là kế toán, bán hàng, quản lý kho bãi, chia sẻ file, máy in, Internet, mạng LAN, Web Hosting, Email và Database.

- Đánh giá về thị trường máy chủ giá rẻ hiện nay, các nhà sản xuất đều cho rằng đây là một thị trường mở và rất nhiều tiềm năng phát triển. Triển khai hệ thống thông tin nội bộ với máy chủ giá rẻ là bước khởi đầu cho doanh nghiệp khi làm quen với công nghệ quản trị tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp lên các hệ thống quy mô lớn hơn khi doanh nghiệp tăng trưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong tương lai. Với máy chủ giá rẻ, doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian và kinh phí từ việc lập kế hoạch đến triển khai và vận hành.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Domain name server (DNS)


 


DNS – Domain Name Server là gì?

     Nếu ai đã từng kết nối Internet để gửi nhận E-mail hay truy xuất thông tin trên trang Web có thể đã nghe đến máy chủ phục vụ tên miền DNS (Domain Name Servers) nhưng chưa thể hình dung được nó hoạt động ra sao. Máy chủ phục vụ tên miền hay DNS có vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được nhưng nó lại là phần ẩn trên mạng Internet. Hệ thống DNS tập hợp thành một cơ sở dữ liệu động lớn nhất trên thế giới.
      Khi truy cập các trang Web hay gửi nhận E-mail, người sử dụng phải dùng đến tên miền (Domain Name). Ví dụ, một URL ‘http://www.yahoo.com’ có Domain Name là yahoo.com và địa chỉ E-mail là ‘ xxx@yahoo.com’.
      Các tên kiểu ‘ptic.com.vn’ rất dễ nhớ đối với người sử dụng nhưng đối với máy tính chúng tại không làm được điều này. Các máy tính đều sử dụng một cái tên được gọi là địa chỉ IP (IP address) để nhận biết nhau. Chẳng hạn như một máy tính được người sử dụng ‘đặt tên’ là ‘www.ptic.com.vn’ thì địa chỉ IP lại là 203.210.142.151. Khi người sử dụng dùng Domain Name, DNS trên Internet sẽ dịch các tên dưới dạng người sử dụng nhớ được sang địa chỉ IP. Trong suốt quá trình duyệt Web hay gửi nhận E-mail, người sử dụng có thể truy nhập DNS hàng trăm lần.
      Khi DNS dịch các Domain Name sang địa chỉ IP, tưởng rằng mọi thứ rất đơn giản. Để hiểu được vấn đề ta hãy tìm hiểu 5 điểm chính sau đây:
  •    Ngày nay có hàng tỉ địa chỉ IP được sử dụng trên mạng và hầu hết các máy tính đều có Domain Name.
  •    Mỗi ngày có hàng tỉ yêu cầu gửi tới DNS. Trong một ngày, mỗi người sử dụng có thể gửi yêu cầu (Request) tới DNS hàng trăm lần. Có hàng trăm triệu người sử dụng Internet hàng ngày.
  •    Domain Name và địa chỉ IP thay đổi hàng ngày.
  •    Hàng triệu người thay đổi hay thêm Domain Name và địa chỉ IP mỗi ngày.
  •    Hệ thống DNS là một cơ sở dữ liệu được truy xuất nhiều nhất trên thế giới và là cơ sở dữ liệu không thể thay thế.

Hỏi - đáp tên miền (domain)




Tôi có thể quản ký tên miền của mình ở đâu?

   Bạn có thể quản lý tên miền của mình ở đây: http://domain.vinades.vn

Cấu hình domain như thế nào?

- Nếu Record Type là: A thì Address phải là địa chỉ IP, ví dụ: 209.85.5.35
- Nếu Record Type là: CNAME thì Address phải là tên miền , ví dụ: vinades.com
- Nếu Record Type là: MX thì Host record phải là @ và Address phải là tên mail server, ví dụ: mail.vinades.com
- Nếu Record Type là: URL Redirect/URL Frame thì Address phải là tên, ví dụ: http://www.vinades.com
- Priority chỉ áp dụng cho Type là MX

Time to live (TTL) là gì? Thông số Time to live (TTL) trong phần quản lý DNS tên miền có ý nghĩa gì?

    TTL là thời gian tồn tại của một bản ghi (record) cấu hình tên miền được nhớ bởi một máy chủ DNS trung gian. Giá trị này thương tính bằng giây. Nếu nó càng lớn, máy chủ DNS trung gian sẽ nhớ thông tin càng lâu, đồng nghĩa với việc thông tin chậm được cập nhật trên các máy chủ DNS trung gian nếu tên miền thay đổi thông tin trên máy chủ DNS chính.

Bản ghi A (Address) và CNAME (Canonical Name) là gì?

- Record A  (Address) ánh xạ  tên máy  (hostname) vào địa chỉ  IP.
- Record CNAME  (canonical name) tạo tên bí danh alias trỏ vào một tên canonical. Tên canonical là tên host trong record A hoặc lại trỏ vào 1 tên canonical khác.

Cú pháp record A:  [tên-máy-tính]   IN  A  [địa-chỉ-IP]

Ví dụ:  Record A trong tập tin  db.vnd
domain.vnd.com. IN A  111.111.11.1
hosting.vnd.com.  IN A  111.111.11.1

Bản ghi MX (Mail Exchange) là gì?


     DNS  dùng  record MX  trong  việc  chuyển mail  trên mạng  Internet. Ban  đầu  chức  năng  chuyển mail dựa trên 2 record: record MD (mail destination) và record MF (mail forwarder) records. MD chỉ ra đích cuối cùng của một  thông điệp mail có  tên miền cụ  thể. MF chỉ  ra máy chủ  trung gian sẽ chuyển tiếp mail đến được máy  chủ đích cuối cùng. Tuy nhiên, việc tổ chức này hoạt động không tốt. Do đó, chúng được  tích hợp  lại  thành một  record  là MX. Khi nhận được mail,  trình chuyển mail  (mailer) sẽ dựa vào record MX để quyết định đường đi của mail. Record MX chỉ ra một mail exchanger cho một miền - Mail  exchanger   là  một  máy  chủ  xử   lý   (chuyển  mail  đến  mailbox  cục  bộ  hay   làm  gateway chuyền  sang  một  giao  thức  chuyển  mail  khác  như  UUCP)  hoặc  chuyển  tiếp  mail  đến  một  mail exchanger khác (trung gian) gần với mình nhất để đến tới máy chủ đích cuối cùng hơn dùng giao thức.

    Để  tránh  việc  gửi  mail  bị  lặp  lại,  record  MX  có  thêm  1  giá  trị  bổ  sung ngoài  tên  miền  của  mail exchanger là 1 số thứ tự tham chiếu. Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.
Cú pháp record MX:
[domain_name]  IN  MX  [priority]  [mail-host]

Ví dụ:
Record MX sau :
vinades.com.  IN  MX  10  mailserver.vinades.com.
Chỉ   ra  máy  chủ  mailserver.t3h.com   là  một  mail  exchanger   cho  miền   t3h.com  với   số   thứ   tự   tham chiếu 10.

Chú ý:
Các giá trị này chỉ có ý nghĩa  so sánh với nhau. Ví dụ khai báo 2 record MX:
vinades.com.  IN  MX  1 listo.vinades.com.
vinades.com.  IN  MX  2 hep.vinades.com.
Trình chuyển thư mailer sẽ thử phân phát thư đến mail exchanger có số thứ tự tham chiếu nhỏ nhất
trước. Nếu không chuyển thư được thì mail exchanger với giá trị kế sau sẽ được chọn. Trong trường hợp có nhiều mail exchanger có cùng số tham chiếu thì mailer sẽ chọn ngẫu nhiên giữa chúng.
Cấu hình domain như thế nào?
Trả lời:
- Nếu Record Type là: A thì Address phải là địa chỉ IP, ví dụ: 209.85.5.35
- Nếu Record Type là: CNAME thì Address phải là tên miền , ví dụ: vinades.com
- Nếu Record Type là: MX thì Host record phải là @ và Address phải là tên mail server, ví dụ: mail.vinades.com
- Nếu Record Type là: URL Redirect/URL Frame thì Address phải là tên, ví dụ: http://www.vinades.com
- Priority chỉ áp dụng cho Type là MX
Lên phía trên
Time to live (TTL) là gì?
Câu hỏi:

Thông số Time to live (TTL) trong phần quản lý DNS tên miền có ý nghĩa gì?
Trả lời:
TTL là thời gian tồn tại của một bản ghi (record) cấu hình tên miền được nhớ bởi một máy chủ DNS trung gian. Giá trị này thương tính bằng giây. Nếu nó càng lớn, máy chủ DNS trung gian sẽ nhớ thông tin càng lâu, đồng nghĩa với việc thông tin chậm được cập nhật trên các máy chủ DNS trung gian nếu tên miền thay đổi thông tin trên máy chủ DNS chính.
Lên phía trên
A (Address) và CNAME (Canonical Name)
Câu hỏi:

Bản ghi A (Address) và CNAME (Canonical Name) là gì?
Trả lời:
- Record A  (Address) ánh xạ  tên máy  (hostname) vào địa chỉ  IP.
- Record CNAME  (canonical name) tạo tên bí danh alias trỏ vào một tên canonical. Tên canonical là tên host trong record A hoặc lại trỏ vào 1 tên canonical khác.

Cú pháp record A:  [tên-máy-tính]   IN  A  [địa-chỉ-IP]

Ví dụ:  Record A trong tập tin  db.vnd
domain.vnd.com. IN A  111.111.11.1
hosting.vnd.com.  IN A  111.111.11.1

Bản ghi MX (Mail Exchange) là gì?

    DNS  dùng  record MX  trong  việc  chuyển mail  trên mạng  Internet. Ban  đầu  chức  năng  chuyển mail dựa trên 2 record: record MD (mail destination) và record MF (mail forwarder) records. MD chỉ ra đích cuối cùng của một  thông điệp mail có  tên miền cụ  thể. MF chỉ  ra máy chủ  trung gian sẽ chuyển tiếp mail đến được máy  chủ đích cuối cùng. Tuy nhiên, việc tổ chức này hoạt động không tốt. Do đó, chúng được  tích hợp  lại  thành một  record  là MX. Khi nhận được mail,  trình chuyển mail  (mailer) sẽ dựa vào record MX để quyết định đường đi của mail. Record MX chỉ ra một mail exchanger cho một miền - Mail  exchanger   là  một  máy  chủ  xử   lý   (chuyển  mail  đến  mailbox  cục  bộ  hay   làm  gateway chuyền  sang  một  giao  thức  chuyển  mail  khác  như  UUCP)  hoặc  chuyển  tiếp  mail  đến  một  mail exchanger khác (trung gian) gần với mình nhất để đến tới máy chủ đích cuối cùng hơn dùng giao thức.

    Để  tránh  việc  gửi  mail  bị  lặp  lại,  record  MX  có  thêm  1  giá  trị  bổ  sung ngoài  tên  miền  của  mail exchanger là 1 số thứ tự tham chiếu. Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.
Cú pháp record MX:
[domain_name]  IN  MX  [priority]  [mail-host]

Ví dụ:
Record MX sau :
vinades.com.  IN  MX  10  mailserver.vinades.com.
Chỉ   ra  máy  chủ  mailserver.t3h.com   là  một  mail  exchanger   cho  miền   t3h.com  với   số   thứ   tự   tham chiếu 10.

Chú ý:
Các giá trị này chỉ có ý nghĩa  so sánh với nhau. Ví dụ khai báo 2 record MX:
vinades.com.  IN  MX  1 listo.vinades.com.
vinades.com.  IN  MX  2 hep.vinades.com.
Trình chuyển thư mailer sẽ thử phân phát thư đến mail exchanger có số thứ tự tham chiếu nhỏ nhất
trước. Nếu không chuyển thư được thì mail exchanger với giá trị kế sau sẽ được chọn. Trong trường hợp có nhiều mail exchanger có cùng số tham chiếu thì mailer sẽ chọn ngẫu nhiên giữa chúng.

Mail server (máy chủ) riêng là gì?



    Email Server là giải pháp Email dành cho các công ty có nhu cầu sử dụng số lượng Email nhiều để giao dịch thương mại đòi hỏi tốc độ cực nhanh - ổn định - liên tục -dữ liệu được backup an toàn , đáp ứng được các tính năng kỹ thuật của Email offline, webmail, outlook, quản lý được nội dung email của nhân viên,...



Các đặc tính của Email Server:

- Server Mail riêng biệt
- Khả năng xử lý với email số lượng lớn hàng ngày
- Hệ thống mail bảo mật
- Control Panel quản lý và tạo Email cho nhân viên
- Thiết lập được dung lượng tối đa của từng email
- Check Email được tên cả 2 trên Outlook Express (tại văn phòng cty) hay Webmail (khi đi công tác)
- Hỗ trợ Forwarder email để setup Email Offline
- Nhân viên có thể tự thay đổi password riêng
- Kiểm tra được nội dung Email của nhân viên hay các trưởng phòng
(Trưởng phòng nhận kiểm soát được nhân viên hay Giám đốc kiểm soát được trưởng phòng lẫn nhân viên)
- Chống được Virus cực kỳ hiệu quả
- Chống bị Spam mail cực kỳ hiệu quả...

.vn - .com : bạn lựa chọn tên miền nào?

 Nên chọn lựa tên miền như thế nào giữa .com và .vn, khi nào thì nên chọn .com và khi nào thì bạn nên chọn .vn

    Việc chọn lựa mua tên miền hợp lý sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc quảng bá marketing kinh doanh của chúng ta. Do đó khi nào chúng ta nên chọn .com và khi nào nên chọn tên miền .vn.

Tên miền .com hay .vn

    Khi bắt tay xây dựng website việc quan trọng nhất là tên miền của bạn, mua tên miền .com hay mua tên miền .vn luôn là điều đắn đo suy tính của nhiều người. Trước hết bạn cần phải biết một số thông tin quan trọng sau trước khi lựa chọn mua tên miền .com hay .vn.

    Tên miền .com là tên miền phổ cập nhất trên thế giới và ngay cả Việt Nam. Nói đến website người ta liên tưởng đến tên miền .com và đương nhiên Google hay Yahoo, Bing đều nêu cao giá trị của tên miền .com. Hay nói cách khác là nếu tên miền của bạn là .com thì bạn sẽ được Google ưu tiên phân loại tên miền của bạn thuộc hàng Top và bạn sẽ được ưu tiên khi xếp hạng trên Google.



   Còn tên miền .vn là tên miền thuộc cấp quốc gia hay thường được gọi là local domain. Trước đây thì loại tên miền quốc gia không được các công cụ tìm kiếm xem trọng nên loại tên miền này luôn xếp thứ hạng thấp trong mắt các công cụ tìm kiếm trên internet, nhưng hiện tại thì tên miền .vn được  Google xem trọng vì chính sách Local hóa của đại gia công cụ tìm kiếm này.



   Nói cách khác nếu tên miền .vn thì bạn có cơ hội cạnh tranh cao về vị trí trên internet. Các tiêu chuẩn để xếp hạng trên trang đầu của Google bao gồm rất nhiều yếu tố mà chúng ta thường được biết là tính năng SEO. Trong đó tên miền .com hay .vn là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng

Khái niệm trỏ tên miền (domain)


 

1. Hiểu theo cách đơn giản nhất
   Trỏ domain hay còn được gọi là trỏ tên miền là hành động bạn đăng nhập vào phần quản lý của domain (thông tin này sẽ được bên bán domain cung cấp cho bạn) để thực hiện cấu hình nó sao cho khi người dùng gõ tên domain này sẽ được tự động chuyển tới một địa chỉ hosting chứa website của bạn. Nó giúp bạn liên kết giữa tên miền và hosting chứa cái web của bạn.

2. Hiểu rõ hơn

    Vì khi bạn upload website của bạn lên một hosting chất lượng cao nào đó thì bản thân cái host đó đã có một địa chỉ IP nhất định và duy nhất. Khi đó địa chỉ IP này được xem như là địa chỉ của website bạn trong môi trường mạng toàn thế giới, và địa chỉ IP này bạn sẽ được nhà cung cấp dịch vụ hosting cung cấp cho bạn. Lúc này bạn và tất cả mọi người đều có thể truy cập vào website của bạn thông qua địa chỉ IP này, nhưng IP này là một dãy số có dạng như 118.69.193.175 khiến cho người dùng không thể nào nhớ chính xác được. Vì vậy mà việc trỏ domain ra đời như một giải pháp giúp người dùng có thể dễ dàng nhớ được địa chỉ website của bạn hơn.

      Bản chất thật sự của hành động trỏ domain này là nó giúp bạn phân giải từ cái tên domain sang IP hosting, ví dụ như nó sẽ phân giải từ domain www.vietadsgroup.vn sang IP hosting là 118.69.193.175 (cái này chỉ là ví dụ thôi nha bạn, vì cái IP đó không phải là IP của hosting vietads), là làm sao mà khi người dùng gõ www.vietadsgroup.vn thì vẫn được hiểu như là họ đang gõ 118.69.193.175.


3. Hiểu tận gốc quá trình trỏ domain

    Ở trên thì VietAds đã nói tới bản chất của hành động trỏ tên miền là phân giải cái tên miền, còn ở đây VietAds sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu về bản chất thật sự của quá trình phân giải tên miền.

    Tất cả tên miền trên thế giới đều do 1 nhà cung cấp duy nhất có tên là ICANN quản lý, và nhà cung cấp này có nhiệm vụ là giúp bạn phân giải tên miền, họ làm như thế nào?

   Ví dụ khi bạn cấu hình trên domain là domain www.vietadsgroup.vn sẽ chuyển về IP 118.69.193.175 thì thông tin này sẽ được lưu lại trên DNS Server của ICANN, khi đó người dùng gõ vào trình duyệt là www.vietadsgroup.vn thì trên DNS server sẽ lấy thông tin bạn đã cấu hình (mà không cần phải xem lại cấu hình của bạn) và tự động chuyển thông tin ở hosting có địa chỉ là 118.69.193.175 về cho người dùng.

   DNS server của ICANN là hệ thống phân giải tên miền lớn nhất thế giới, nó có nhiệm vụ là chuyển đổi từ tên miền sang IP và ngược lại. ICANN có nhiều DNS server đặt ở khắp nơi trên thế giới, việc có nhiều DNS chỉ có một tác dụng duy nhất đó là giúp người phân giải địa chỉ cho người dùng nhanh hơn mà thôi.

    Khi bạn cấu hình thông tin trên domain nó sẽ được lưu lại vào một trong các DNS server này, hành động lưu lại này giúp cải thiện đáng kể tốc độ phản hồi thông tin cho người dùng so với việc không lưu mà phải tốn thêm một khoảng thời gian để truy vấn thông tin bạn cấu hình. Bằng chứng cho việc lưu dữ liệu trên DNS này là khi bạn thay đổi thông tin cấu hình trên domain thì thường sẽ không có hiệu lực ngay, mà ta phải chờ khoảng từ 30 phút cho đến 24h. Điều này cho thấy DNS server này cập nhật thông tin cấu hình theo một giờ nhất định, và nếu may mắn việc thay đổi cấu hình domain của bạn đúng lúc DNS server sắp cập nhật thì bạn sẽ mất ít thời gian chờ đợi.