Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Domain Name Server (DNS) là gì?




DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một "Danh bạ điện thoại" để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World Wide Web siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng kí được tư vấn và liên tục cập nhật.

Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng, Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, kí tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS

Quản lý nhiều máy chủ (server) từ xa

 Quản lí máy chủ từ xa thông qua các ứng dụng phần mềm Remote Desktop hiện không có gì mới mẻ nhưng sẽ rất khó khăn nếu bạn có quá nhiều máy chủ cần quản lí.

Làm thế nào để quản lí nhiều máy chủ từ xa trên Windows 8.1?
 


Nắm được việc này, Microsoft đã phát hành một công cụ nhỏ có tên Remote Server Administration Tools (viết tắt là RSAT) giúp người dùng có thể quản lí nhiều máy tính từ xa ngay trên chính một máy tính duy nhất, nhờ thế mà người dùng có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi chuyển đổi qua lại giữa các máy chủ

Phiên bản mới của Remote Server Administration Tools vừa được Microsoft phát hành với nhiều cải tiến đang giá như hỗ trợ Windows 8.1, tích hợp Server Manager, Microsoft Management Console (MMC) snap-ins, các giao thức giao tiếp, Windows PowerShell và kèm theo nhiều công cụ mới chạy trên Windows Server 2012 R2, kể cả Windows Server 2012.

Cài đặt và sử dụng

Bạn có thể tải về phiên bản mới của Remote Server Administration Tools dành cho Windows 8.1 tại đây. Việc cài đặt khá đơn giản vì có thể xem Remote Server Administration Tools chỉ là một cập nhật dành cho Windows 8.1
  • Sau khi cài đặt xong, bạn có thể tìm thấy Remote Server Administration Tools trong máy tính bằng tính năng Search với từ khóa Server Manager.
  • Nếu muốn tiện lợi hơn trong việc sử dụng, bạn có thể dán nó vào thanh Taksbar
  • Giao diện chính của Remote Server Administration Tools cũng được thiết kể lại theo phong cách Windows 8.1 khá là đẹp và hiện đại. Bạn có thể thao tác thêm Server ngay tại giao diện chính của công cụ
  • Bạn có thể xem danh sách các công cụ mà Remote Server Administration Tools cung cấp từ thẻ Tool 
  • Trong giao diện thao tác máy chủ, bạn có thể xem danh sách các công cụ thao tác bằng cách nhấn phải chuột vào tên Server
  • Tắt hoặc gỡ bỏ Remote Server Administration Tools
  • Nếu không sử dụng Remote Server Administration Tools nữa, bạn có thể tắt nó bằng cách truy cập vào Control Panel > Programs and features > Turn Windows features on or off
  • Hoặc gỡ bỏ nó từ Windows Updates với tên gói cập nhật là Update for Microsoft Windows (KB2693643)

 Đó là tất cả về Remote Server Administration Tools trong Windows 8.1. Nếu bạn là một I.T quản lí nhiều máy chủ thì Remote Server Administration Tools là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sẽ cần đến.

5 hệ thống máy chủ (server) quan trọng nhất thế giới



Kỷ nguyên số đang phát triển không ngừng, mỗi con người chúng ta đều có ít nhất một tài khoản email, hay một kho lưu trữ số cá nhân nào đó, tất cả chúng đều là một dạng của điện toán đám mây. Các hãng công nghệ lớn đã phải chi tiền tấn để phát triển và vận hành hệ thống máy chủ luôn ổn định 24/24h để phục vụ cho khách hàng của mình một cách hoàn hảo nhất. Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 5 cái tên nổi tiếng nhất nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu cá nhận của người dùng Internet toàn cầu.
 
1. Facebook, Prineville, Oregon
 
Đây là nơi mà tất cả những “like” cũng như hình ảnh, video, và những dòng tâm sự cá nhân của bạn được lưu giữ. Được trang bị bởi hệ thống điện năng mặt trời, trung tâm dữ liệu của Facebook là một trong những trung tâm máy chủ sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả nhất hành tinh. Ngoài ra, Facebook còn trang bị cho trung tâm dữ liệu của mình hệ thống quạt làm mát hơi nước khổng lồ, đủ sức làm dịu 180.000 máy chủ luôn hoạt động hết công suất. Với trung tâm dữ liệu này, Facebook luôn rất tự tin trong việc làm hài lòng hơn 900 triệu tín đồ của mình.


2. Google, Council Bluffs, Iowa

Người khổng lồ tìm kiếm còn sở hữu hệ thống lưu trữ dữ liệu khủng khiếp hơn Facebook nhiều lần, với tổng số 6 trung tâm trải dài trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Tất cả chúng được kết nối với nhau bằng hệ thống cáp quang có tốc độ cao gấp 200.000 lần chuẩn dân dụng thông thường. Tất cả những kết quả tìm kiếm, các từ khóa, hay video người dùng tải lên Youtube đều được lưu lại cẩn thận. Google cho biết, mỗi thông tin người dùng tải lên đều được lưu đồng thời ít nhất thành 2 bản tại các máy chủ khác nhau để đề phòng sự cố.


3. IBM Watson, Yorktown Heights, New York

Được tạo nên từ 10 cụm máy chủ độc lập, mỗi cụm lại cấu thành từ 10 máy chủ IBM Power 750 với hai hệ thống làm mát, Watson không chỉ là một kho lưu trưc dữ liệu mà còn là một hệ thống siêu máy tính với trí thông minh nhân tạo tuyệt vời. IBM cho biết, siêu máy tính của họ thậm chí còn có thể giao tiếp với con người bằng ngôn ngữ thông thường chứ không chỉ hệ thống code mã hóa truyền thống. Với 16TB bộ nhớ RAM, Watson có khả năng trả lời gần như mọi câu hỏi học búa nhất. IBM hiện cũng đang phát triển một hệ thống giao diện người dùng trên nền web để giúp người dùng có thể kết nối với Watson.


4. Interxion, East London

Đây được cho là kho dữ liệu trực tuyến bảo mật tốt nhất hành tinh, nơi cất giữ những thước phim bí mật. Interxion sử dụng hệ thống quét sinh học để truy cập, ngoài ra còn có những loại cửa bảo hiểm, mà bạn vẫn thấy trong các phim hành động. Theo đó, chỉ có một cửa ra và một cửa vào, và đồng thời, nó chỉ cho phép 1 người duy nhất được phép ở trong phòng server tại 1 thời điểm. Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy hài lòng thì Interxion còn cung cấp thêm dịch vụ cao cấp có tên là “Private Zone”. Nó cho phép người dùng thiết kế riêng các phương pháp bảo mật, thậm chí bạn có thể đến ngủ tại đây buổi đêm nếu muốn.

 
5. Microsoft, Dublin, Republic of Ireland


Trung tâm máy chủ của Microsoft tại Ireland là nơi người dùng Châu Âu và Trung Đông lưu trữ các thông tin khi dùng những dịch vụ như Windows Azure, Windows Live và Xbox Live. Microsoft đã rất chịu chơi khi bỏ tiền tậu hẳn khu đất rộng 303.000 feet vuông tại khu trung tâm thủ đô Dublin làm địa điểm tọa lạc cho đại bản doanh dữ liệu của mình. Để phục vụ cỗ máy khổng lồ này, cần có một nguồn cấp điện với công suất lên đến 22 Megawatt. Đây cũng là trung tâm tiếp nhận xử lý gần 2,5 tỷ câu hỏi mà người dùng nhờ Bing “tư vấn” mỗi tháng.

Dịch vụ cho thuê đặt máy chủ (server)

Dịch vụ Cho thuê chỗ đặt máy chủ – Co-location Server




1. Giới thiệu dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ


-  Dịch vụ Colocation Server ( Cho thuê chỗ đặt máy chủ ) là một trong những dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ ODS – Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu ( Data center ) do VDO cung cấp.

-  Thuê chỗ đặt máy chủ là dịch vụ khách hàng tự trang bị máy chủ, mang đến đặt tại các Data center của nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu.

-  Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ - Colocation Server cung cấp cho Khách hàng một không gian riêng trên hệ thống tủ Rack để đặt máy chủ của mình nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ hạ tầng sẵn có của một Trung tâm Dữ liệu ( Data Center ) chuyên nghiệp và kết nối máy chủ với Internet giúp Khách hàng đưa hệ thống website, email và các ứng dụng khác của mình lên Internet.

-   Sử dụng IP tĩnh.

-   Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

-  Dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

-  Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy biến.
Thuê chỗ đặt máy chủ


2. Ưu điểm của dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ

-  Data Center do VDO hợp tác khai thác, vận hành là những Data Center lớn nhất Việt Nam và Quốc tế – được kết nối đến nhiều ISP mang đến cho Khách hàng một dịch vụ kết nối Internet nhanh, ổn định và liên tục.

-  Dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hòa, UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy.

-  Sẵn sàng sử dụng và kết nối đến các dịch vụ và hệ thống chuyên nghiệp khác của VDO như: dịch vụ truyền số liệu, hệ thống Voice Gateway, SMS Gateway,…

-   Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.

-   Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7/365.

3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của VDO

- Kết nối băng thông trong nước và quốc tế tốc độ cao;

- Máy chủ được đặt trong Datacenter chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp và bảo mật cao;

- Đảm bảo hoạt động 99,99% (nhiệt độ 22±1 độ C, UPS, điện dự phòng, chống cháy nổ…

- Cấp không giới hạn IP tĩnh;

- Toàn quyền quản lý và sử dụng máy chủ;

- Cho phép quản trị từ xa hoặc trực tiếp tại Datacenter;

- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365.

Máy chủ (server) giá rẻ hàng đầu Việt Nam




Máy chủ giá rẻ và nhu cầu sử dụng máy chủ chuyên dụng hiện nay

- Sự phát triển của công nghệ kéo theo những bước tiến rực rỡ của các dịch vụ liên quan trên mạng internet, trong đó có công nghệ lưu trữ máy chủ server. Tuy nhiên chi phí để sở hữu được một máy chủ dùng riêng thì không phải là nhỏ, kể cả máy chủ giá rẻ thì cũng là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ.

- Hiểu được nỗi lo về máy chủ này của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì công ty chúng tôi đã cho ra mắt gói dịch vụ thuê máy chủ giá rẻ, có nhu cầu sử dụng máy chủ giá rẻ dùng riêng

- Một máy chủ server chuyên dụng thì có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề về quản lý và chia sẻ dữ liệu và chạy các ứng dụng Server web, Server mail, Server printer, Server game,…

- Có rất nhiều loại máy chủ, từ cao cấp đến giá rẻ, tùy thuộc vào cấu hình máy mà tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn có thể chọn lựa sao cho phù hợp

- Hiện nay có các dòng máy chủ giá rẻ như : HP, Dell, IBM hay các hãng chuyên sản xuất các dòng máy chủ giá rẻ như Acer, SuperMicro, Tyan,.. cụ thể như :
  •     IBM Server Rackmount X3250M4
  •     Acer Server Rackmount AR320
  •     HP ProLiant DL120 G7 chạy với dòng CPU Intel E3 1220, E3 1230
  •     SuperMicro Server chạy với các dòng CPU Intel E3 1220, 1230
  •     DELL Server System Rackmount R210(II), DELL Server System Rackmount R410

Các tổ chức , doanh nghiệp nào thường có nhu cầu sử dụng máy chủ :

- Tổ chức nhà nước, chính phủ, hành chính công như: Ứng dụng máy chủ chạy các cổng thông tin điện tử (web portal) cho các bộ ban ngành và các tỉnh – thành phố, các hệ thống máy chủ cho ngành thuế – hệ thống máy chủ tổng cục thuế, các hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu khác,…

- Doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,vvv….

- Doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành như ngành CNTT, Viễn thông, Hàng không, vv…

- Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí như Game, Báo điện tử, mạng xã hội, truyền hình Internet, vvv…

Máy chủ giá rẻ có tốt không ?

- Các nhà sản xuất cũng nhấn mạnh máy chủ giá rẻ không phải là máy chủ chất lượng thấp. Thậm chí, các máy chủ này còn có độ ổn định cao, hoạt động tốt, đáp ứng tối đa các tác vụ chạy liên tục 24/24h. Sở dĩ giá bán của các máy chủ này rẻ là vì chúng được thiết kế để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ, vốn là những đơn vị hạn chế về nguồn lực tài chính cũng như nhân sự vận hành. Thực tế triển khai cho thấy, máy chủ giá rẻ là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ hiện nay.

- Điểm đặc biệt khi triển khai máy chủ giá rẻ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là yêu cầu về bảo hành và hỗ trợ sau bán hàng rất cao. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách bảo hành cũng như hỗ trợ tối ưu sẽ có tác động rất tích cực trong việc triển khai và vận hành hệ thống.

- Hơn nữa, để thích ứng với điều kiện hạn chế về nguồn lực chuyên trách CNTT, các máy chủ giá rẻ được thiết kế đặc biệt dễ vận hành và quản lý. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ứng dụng chia sẻ qua mạng với máy chủ giá rẻ thường là kế toán, bán hàng, quản lý kho bãi, chia sẻ file, máy in, Internet, mạng LAN, Web Hosting, Email và Database.

- Đánh giá về thị trường máy chủ giá rẻ hiện nay, các nhà sản xuất đều cho rằng đây là một thị trường mở và rất nhiều tiềm năng phát triển. Triển khai hệ thống thông tin nội bộ với máy chủ giá rẻ là bước khởi đầu cho doanh nghiệp khi làm quen với công nghệ quản trị tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp lên các hệ thống quy mô lớn hơn khi doanh nghiệp tăng trưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong tương lai. Với máy chủ giá rẻ, doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian và kinh phí từ việc lập kế hoạch đến triển khai và vận hành.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Domain name server (DNS)


 


DNS – Domain Name Server là gì?

     Nếu ai đã từng kết nối Internet để gửi nhận E-mail hay truy xuất thông tin trên trang Web có thể đã nghe đến máy chủ phục vụ tên miền DNS (Domain Name Servers) nhưng chưa thể hình dung được nó hoạt động ra sao. Máy chủ phục vụ tên miền hay DNS có vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được nhưng nó lại là phần ẩn trên mạng Internet. Hệ thống DNS tập hợp thành một cơ sở dữ liệu động lớn nhất trên thế giới.
      Khi truy cập các trang Web hay gửi nhận E-mail, người sử dụng phải dùng đến tên miền (Domain Name). Ví dụ, một URL ‘http://www.yahoo.com’ có Domain Name là yahoo.com và địa chỉ E-mail là ‘ xxx@yahoo.com’.
      Các tên kiểu ‘ptic.com.vn’ rất dễ nhớ đối với người sử dụng nhưng đối với máy tính chúng tại không làm được điều này. Các máy tính đều sử dụng một cái tên được gọi là địa chỉ IP (IP address) để nhận biết nhau. Chẳng hạn như một máy tính được người sử dụng ‘đặt tên’ là ‘www.ptic.com.vn’ thì địa chỉ IP lại là 203.210.142.151. Khi người sử dụng dùng Domain Name, DNS trên Internet sẽ dịch các tên dưới dạng người sử dụng nhớ được sang địa chỉ IP. Trong suốt quá trình duyệt Web hay gửi nhận E-mail, người sử dụng có thể truy nhập DNS hàng trăm lần.
      Khi DNS dịch các Domain Name sang địa chỉ IP, tưởng rằng mọi thứ rất đơn giản. Để hiểu được vấn đề ta hãy tìm hiểu 5 điểm chính sau đây:
  •    Ngày nay có hàng tỉ địa chỉ IP được sử dụng trên mạng và hầu hết các máy tính đều có Domain Name.
  •    Mỗi ngày có hàng tỉ yêu cầu gửi tới DNS. Trong một ngày, mỗi người sử dụng có thể gửi yêu cầu (Request) tới DNS hàng trăm lần. Có hàng trăm triệu người sử dụng Internet hàng ngày.
  •    Domain Name và địa chỉ IP thay đổi hàng ngày.
  •    Hàng triệu người thay đổi hay thêm Domain Name và địa chỉ IP mỗi ngày.
  •    Hệ thống DNS là một cơ sở dữ liệu được truy xuất nhiều nhất trên thế giới và là cơ sở dữ liệu không thể thay thế.

Hỏi - đáp tên miền (domain)




Tôi có thể quản ký tên miền của mình ở đâu?

   Bạn có thể quản lý tên miền của mình ở đây: http://domain.vinades.vn

Cấu hình domain như thế nào?

- Nếu Record Type là: A thì Address phải là địa chỉ IP, ví dụ: 209.85.5.35
- Nếu Record Type là: CNAME thì Address phải là tên miền , ví dụ: vinades.com
- Nếu Record Type là: MX thì Host record phải là @ và Address phải là tên mail server, ví dụ: mail.vinades.com
- Nếu Record Type là: URL Redirect/URL Frame thì Address phải là tên, ví dụ: http://www.vinades.com
- Priority chỉ áp dụng cho Type là MX

Time to live (TTL) là gì? Thông số Time to live (TTL) trong phần quản lý DNS tên miền có ý nghĩa gì?

    TTL là thời gian tồn tại của một bản ghi (record) cấu hình tên miền được nhớ bởi một máy chủ DNS trung gian. Giá trị này thương tính bằng giây. Nếu nó càng lớn, máy chủ DNS trung gian sẽ nhớ thông tin càng lâu, đồng nghĩa với việc thông tin chậm được cập nhật trên các máy chủ DNS trung gian nếu tên miền thay đổi thông tin trên máy chủ DNS chính.

Bản ghi A (Address) và CNAME (Canonical Name) là gì?

- Record A  (Address) ánh xạ  tên máy  (hostname) vào địa chỉ  IP.
- Record CNAME  (canonical name) tạo tên bí danh alias trỏ vào một tên canonical. Tên canonical là tên host trong record A hoặc lại trỏ vào 1 tên canonical khác.

Cú pháp record A:  [tên-máy-tính]   IN  A  [địa-chỉ-IP]

Ví dụ:  Record A trong tập tin  db.vnd
domain.vnd.com. IN A  111.111.11.1
hosting.vnd.com.  IN A  111.111.11.1

Bản ghi MX (Mail Exchange) là gì?


     DNS  dùng  record MX  trong  việc  chuyển mail  trên mạng  Internet. Ban  đầu  chức  năng  chuyển mail dựa trên 2 record: record MD (mail destination) và record MF (mail forwarder) records. MD chỉ ra đích cuối cùng của một  thông điệp mail có  tên miền cụ  thể. MF chỉ  ra máy chủ  trung gian sẽ chuyển tiếp mail đến được máy  chủ đích cuối cùng. Tuy nhiên, việc tổ chức này hoạt động không tốt. Do đó, chúng được  tích hợp  lại  thành một  record  là MX. Khi nhận được mail,  trình chuyển mail  (mailer) sẽ dựa vào record MX để quyết định đường đi của mail. Record MX chỉ ra một mail exchanger cho một miền - Mail  exchanger   là  một  máy  chủ  xử   lý   (chuyển  mail  đến  mailbox  cục  bộ  hay   làm  gateway chuyền  sang  một  giao  thức  chuyển  mail  khác  như  UUCP)  hoặc  chuyển  tiếp  mail  đến  một  mail exchanger khác (trung gian) gần với mình nhất để đến tới máy chủ đích cuối cùng hơn dùng giao thức.

    Để  tránh  việc  gửi  mail  bị  lặp  lại,  record  MX  có  thêm  1  giá  trị  bổ  sung ngoài  tên  miền  của  mail exchanger là 1 số thứ tự tham chiếu. Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.
Cú pháp record MX:
[domain_name]  IN  MX  [priority]  [mail-host]

Ví dụ:
Record MX sau :
vinades.com.  IN  MX  10  mailserver.vinades.com.
Chỉ   ra  máy  chủ  mailserver.t3h.com   là  một  mail  exchanger   cho  miền   t3h.com  với   số   thứ   tự   tham chiếu 10.

Chú ý:
Các giá trị này chỉ có ý nghĩa  so sánh với nhau. Ví dụ khai báo 2 record MX:
vinades.com.  IN  MX  1 listo.vinades.com.
vinades.com.  IN  MX  2 hep.vinades.com.
Trình chuyển thư mailer sẽ thử phân phát thư đến mail exchanger có số thứ tự tham chiếu nhỏ nhất
trước. Nếu không chuyển thư được thì mail exchanger với giá trị kế sau sẽ được chọn. Trong trường hợp có nhiều mail exchanger có cùng số tham chiếu thì mailer sẽ chọn ngẫu nhiên giữa chúng.
Cấu hình domain như thế nào?
Trả lời:
- Nếu Record Type là: A thì Address phải là địa chỉ IP, ví dụ: 209.85.5.35
- Nếu Record Type là: CNAME thì Address phải là tên miền , ví dụ: vinades.com
- Nếu Record Type là: MX thì Host record phải là @ và Address phải là tên mail server, ví dụ: mail.vinades.com
- Nếu Record Type là: URL Redirect/URL Frame thì Address phải là tên, ví dụ: http://www.vinades.com
- Priority chỉ áp dụng cho Type là MX
Lên phía trên
Time to live (TTL) là gì?
Câu hỏi:

Thông số Time to live (TTL) trong phần quản lý DNS tên miền có ý nghĩa gì?
Trả lời:
TTL là thời gian tồn tại của một bản ghi (record) cấu hình tên miền được nhớ bởi một máy chủ DNS trung gian. Giá trị này thương tính bằng giây. Nếu nó càng lớn, máy chủ DNS trung gian sẽ nhớ thông tin càng lâu, đồng nghĩa với việc thông tin chậm được cập nhật trên các máy chủ DNS trung gian nếu tên miền thay đổi thông tin trên máy chủ DNS chính.
Lên phía trên
A (Address) và CNAME (Canonical Name)
Câu hỏi:

Bản ghi A (Address) và CNAME (Canonical Name) là gì?
Trả lời:
- Record A  (Address) ánh xạ  tên máy  (hostname) vào địa chỉ  IP.
- Record CNAME  (canonical name) tạo tên bí danh alias trỏ vào một tên canonical. Tên canonical là tên host trong record A hoặc lại trỏ vào 1 tên canonical khác.

Cú pháp record A:  [tên-máy-tính]   IN  A  [địa-chỉ-IP]

Ví dụ:  Record A trong tập tin  db.vnd
domain.vnd.com. IN A  111.111.11.1
hosting.vnd.com.  IN A  111.111.11.1

Bản ghi MX (Mail Exchange) là gì?

    DNS  dùng  record MX  trong  việc  chuyển mail  trên mạng  Internet. Ban  đầu  chức  năng  chuyển mail dựa trên 2 record: record MD (mail destination) và record MF (mail forwarder) records. MD chỉ ra đích cuối cùng của một  thông điệp mail có  tên miền cụ  thể. MF chỉ  ra máy chủ  trung gian sẽ chuyển tiếp mail đến được máy  chủ đích cuối cùng. Tuy nhiên, việc tổ chức này hoạt động không tốt. Do đó, chúng được  tích hợp  lại  thành một  record  là MX. Khi nhận được mail,  trình chuyển mail  (mailer) sẽ dựa vào record MX để quyết định đường đi của mail. Record MX chỉ ra một mail exchanger cho một miền - Mail  exchanger   là  một  máy  chủ  xử   lý   (chuyển  mail  đến  mailbox  cục  bộ  hay   làm  gateway chuyền  sang  một  giao  thức  chuyển  mail  khác  như  UUCP)  hoặc  chuyển  tiếp  mail  đến  một  mail exchanger khác (trung gian) gần với mình nhất để đến tới máy chủ đích cuối cùng hơn dùng giao thức.

    Để  tránh  việc  gửi  mail  bị  lặp  lại,  record  MX  có  thêm  1  giá  trị  bổ  sung ngoài  tên  miền  của  mail exchanger là 1 số thứ tự tham chiếu. Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.
Cú pháp record MX:
[domain_name]  IN  MX  [priority]  [mail-host]

Ví dụ:
Record MX sau :
vinades.com.  IN  MX  10  mailserver.vinades.com.
Chỉ   ra  máy  chủ  mailserver.t3h.com   là  một  mail  exchanger   cho  miền   t3h.com  với   số   thứ   tự   tham chiếu 10.

Chú ý:
Các giá trị này chỉ có ý nghĩa  so sánh với nhau. Ví dụ khai báo 2 record MX:
vinades.com.  IN  MX  1 listo.vinades.com.
vinades.com.  IN  MX  2 hep.vinades.com.
Trình chuyển thư mailer sẽ thử phân phát thư đến mail exchanger có số thứ tự tham chiếu nhỏ nhất
trước. Nếu không chuyển thư được thì mail exchanger với giá trị kế sau sẽ được chọn. Trong trường hợp có nhiều mail exchanger có cùng số tham chiếu thì mailer sẽ chọn ngẫu nhiên giữa chúng.

Mail server (máy chủ) riêng là gì?



    Email Server là giải pháp Email dành cho các công ty có nhu cầu sử dụng số lượng Email nhiều để giao dịch thương mại đòi hỏi tốc độ cực nhanh - ổn định - liên tục -dữ liệu được backup an toàn , đáp ứng được các tính năng kỹ thuật của Email offline, webmail, outlook, quản lý được nội dung email của nhân viên,...



Các đặc tính của Email Server:

- Server Mail riêng biệt
- Khả năng xử lý với email số lượng lớn hàng ngày
- Hệ thống mail bảo mật
- Control Panel quản lý và tạo Email cho nhân viên
- Thiết lập được dung lượng tối đa của từng email
- Check Email được tên cả 2 trên Outlook Express (tại văn phòng cty) hay Webmail (khi đi công tác)
- Hỗ trợ Forwarder email để setup Email Offline
- Nhân viên có thể tự thay đổi password riêng
- Kiểm tra được nội dung Email của nhân viên hay các trưởng phòng
(Trưởng phòng nhận kiểm soát được nhân viên hay Giám đốc kiểm soát được trưởng phòng lẫn nhân viên)
- Chống được Virus cực kỳ hiệu quả
- Chống bị Spam mail cực kỳ hiệu quả...

.vn - .com : bạn lựa chọn tên miền nào?

 Nên chọn lựa tên miền như thế nào giữa .com và .vn, khi nào thì nên chọn .com và khi nào thì bạn nên chọn .vn

    Việc chọn lựa mua tên miền hợp lý sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc quảng bá marketing kinh doanh của chúng ta. Do đó khi nào chúng ta nên chọn .com và khi nào nên chọn tên miền .vn.

Tên miền .com hay .vn

    Khi bắt tay xây dựng website việc quan trọng nhất là tên miền của bạn, mua tên miền .com hay mua tên miền .vn luôn là điều đắn đo suy tính của nhiều người. Trước hết bạn cần phải biết một số thông tin quan trọng sau trước khi lựa chọn mua tên miền .com hay .vn.

    Tên miền .com là tên miền phổ cập nhất trên thế giới và ngay cả Việt Nam. Nói đến website người ta liên tưởng đến tên miền .com và đương nhiên Google hay Yahoo, Bing đều nêu cao giá trị của tên miền .com. Hay nói cách khác là nếu tên miền của bạn là .com thì bạn sẽ được Google ưu tiên phân loại tên miền của bạn thuộc hàng Top và bạn sẽ được ưu tiên khi xếp hạng trên Google.



   Còn tên miền .vn là tên miền thuộc cấp quốc gia hay thường được gọi là local domain. Trước đây thì loại tên miền quốc gia không được các công cụ tìm kiếm xem trọng nên loại tên miền này luôn xếp thứ hạng thấp trong mắt các công cụ tìm kiếm trên internet, nhưng hiện tại thì tên miền .vn được  Google xem trọng vì chính sách Local hóa của đại gia công cụ tìm kiếm này.



   Nói cách khác nếu tên miền .vn thì bạn có cơ hội cạnh tranh cao về vị trí trên internet. Các tiêu chuẩn để xếp hạng trên trang đầu của Google bao gồm rất nhiều yếu tố mà chúng ta thường được biết là tính năng SEO. Trong đó tên miền .com hay .vn là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng

Khái niệm trỏ tên miền (domain)


 

1. Hiểu theo cách đơn giản nhất
   Trỏ domain hay còn được gọi là trỏ tên miền là hành động bạn đăng nhập vào phần quản lý của domain (thông tin này sẽ được bên bán domain cung cấp cho bạn) để thực hiện cấu hình nó sao cho khi người dùng gõ tên domain này sẽ được tự động chuyển tới một địa chỉ hosting chứa website của bạn. Nó giúp bạn liên kết giữa tên miền và hosting chứa cái web của bạn.

2. Hiểu rõ hơn

    Vì khi bạn upload website của bạn lên một hosting chất lượng cao nào đó thì bản thân cái host đó đã có một địa chỉ IP nhất định và duy nhất. Khi đó địa chỉ IP này được xem như là địa chỉ của website bạn trong môi trường mạng toàn thế giới, và địa chỉ IP này bạn sẽ được nhà cung cấp dịch vụ hosting cung cấp cho bạn. Lúc này bạn và tất cả mọi người đều có thể truy cập vào website của bạn thông qua địa chỉ IP này, nhưng IP này là một dãy số có dạng như 118.69.193.175 khiến cho người dùng không thể nào nhớ chính xác được. Vì vậy mà việc trỏ domain ra đời như một giải pháp giúp người dùng có thể dễ dàng nhớ được địa chỉ website của bạn hơn.

      Bản chất thật sự của hành động trỏ domain này là nó giúp bạn phân giải từ cái tên domain sang IP hosting, ví dụ như nó sẽ phân giải từ domain www.vietadsgroup.vn sang IP hosting là 118.69.193.175 (cái này chỉ là ví dụ thôi nha bạn, vì cái IP đó không phải là IP của hosting vietads), là làm sao mà khi người dùng gõ www.vietadsgroup.vn thì vẫn được hiểu như là họ đang gõ 118.69.193.175.


3. Hiểu tận gốc quá trình trỏ domain

    Ở trên thì VietAds đã nói tới bản chất của hành động trỏ tên miền là phân giải cái tên miền, còn ở đây VietAds sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu về bản chất thật sự của quá trình phân giải tên miền.

    Tất cả tên miền trên thế giới đều do 1 nhà cung cấp duy nhất có tên là ICANN quản lý, và nhà cung cấp này có nhiệm vụ là giúp bạn phân giải tên miền, họ làm như thế nào?

   Ví dụ khi bạn cấu hình trên domain là domain www.vietadsgroup.vn sẽ chuyển về IP 118.69.193.175 thì thông tin này sẽ được lưu lại trên DNS Server của ICANN, khi đó người dùng gõ vào trình duyệt là www.vietadsgroup.vn thì trên DNS server sẽ lấy thông tin bạn đã cấu hình (mà không cần phải xem lại cấu hình của bạn) và tự động chuyển thông tin ở hosting có địa chỉ là 118.69.193.175 về cho người dùng.

   DNS server của ICANN là hệ thống phân giải tên miền lớn nhất thế giới, nó có nhiệm vụ là chuyển đổi từ tên miền sang IP và ngược lại. ICANN có nhiều DNS server đặt ở khắp nơi trên thế giới, việc có nhiều DNS chỉ có một tác dụng duy nhất đó là giúp người phân giải địa chỉ cho người dùng nhanh hơn mà thôi.

    Khi bạn cấu hình thông tin trên domain nó sẽ được lưu lại vào một trong các DNS server này, hành động lưu lại này giúp cải thiện đáng kể tốc độ phản hồi thông tin cho người dùng so với việc không lưu mà phải tốn thêm một khoảng thời gian để truy vấn thông tin bạn cấu hình. Bằng chứng cho việc lưu dữ liệu trên DNS này là khi bạn thay đổi thông tin cấu hình trên domain thì thường sẽ không có hiệu lực ngay, mà ta phải chờ khoảng từ 30 phút cho đến 24h. Điều này cho thấy DNS server này cập nhật thông tin cấu hình theo một giờ nhất định, và nếu may mắn việc thay đổi cấu hình domain của bạn đúng lúc DNS server sắp cập nhật thì bạn sẽ mất ít thời gian chờ đợi.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

CMS server là gì?

     Một CMS hay hệ thống quản lý nội dung được sử dụng để điều khiển và chỉnh sửa nội dung. Nội dung bao gồm tệp tin điện tử, hình ảnh, video, file âm thanh, tài liệu điện tử và văn bản web. Khái niệm chính đằng sau một CMS là tạo ra những tập tin có sẵn cho việc chỉnh sửa nội bộ hoặc trên nền Internet. Một CMS thường được sử dụng để lưu trữ tài liệu rất tốt. Rất nhiều công ty sử dụng CMS để tổ chức và lưu trữ những tập tin dưới dạng công cộng. Nhiều công ty sử dụng CMS có thể chia sẻ nọi dung với người khác một cách dễ dàng, như hầu hết các hệ thống bây giờ.



    Hệ thống quản lý nội dung trang web chủ yếu được sử dụng để kiểm soát và xuất bản các văn bản dựa trên các tài liệu như bài viét, tài liệu dạng văn bản và thông tin. Một CMS bình thường có thể cung cấp các tính năng sau đây:

– Nhập  và tạo ra các tài liệu, video và các hình ảnh

– Xác định người sử dụng chính và vai trò của mình trong hệ thống quản lý nội dung

– Một khả năng để chỉ định một số vai trò và quyền lợi cùng với hệ thống quản lý tài liệu với các kiểu nội dung khác nhau các chuyên mục.

– Xác định cho việc quản lý và sơ đồ cong việc của hệ thống,đưa ra định nghĩa, nhiệm vụ, và thậm chí có thể  gắn liền với thông điệp để các nhà quản lý nội dung sẽ được thông báo về các thay đổi nội dung một cách cụ thể.

– Một khả năng để ghi chép, theo dõi và quản lý rất nhiều các phiên bản của cùng một nội dung hay tập tin – một hệ thống quản lý tài liệu với nhiều phiên bản

– Một khả năng để xuất bản nội dung vào một khu lưu trữ tập trung, để tạo điều kiện lớn hơn truy cập vào nội dung. Quan trọng hơn là với thời gian, kho này là một yếu tố quan trọng của hệ thống CMS, tích hợp và tìm kiếm và các phương pháp thu hồi.

– Một số hệ thống quản lý nội dung (CMS) cho phép dùng định dạng của một số văn bản trong tài liệu như: phông chữ, màu sắc, bố trí bố cục…

Vòng đời của một tên miền (domain)

     Nếu bạn đang sốt ruột mong chờ đăng ký lại một tên miền đã hết hạn và muốn biết chính xác thời gian nào một tên miền hết hạn sẽ bị xóa, quay về trạng thái sẵn có để đăng ký? Các giai đoạn vòng đời của tên miền như thế nào? Chúng tôi xin chia sẻ với bạn những thuật ngữ về vòng đời của 01 tên miền và những điều cần lưu ý khi sở hữu một tên miền



    Mỗi tên miền từ lúc đăng ký kích hoạt sử dụng cho đến khi được giải phóng tự do trải qua các giai đoạn sau đây:

1. Available

   Đây là giai đoạn đầu tiên của mỗi tên miền. Các tên miền chưa được ai đăng ký sẽ có tình trạng avaiable. Bạn có thể đăng ký tên miền ngay lập tức. Tham khảo một số cách chọn tên miền đẹp, dễ seo để lựa chọn cho mình một tên miền phù hợp nhé.

   Một tên miền hợp lệ cần có những yếu tố gì?

1. Chỉ có thể bao gồm chữ cái, chữ số hoặc dấu –
2. Chiều dài tối đa của tên miền là 64 ký tự
3. Ví dụ:
* abcdc.com
* 789xyz.com
* acd-1245.net
* cde-123-xyz.info
* …

2. Registered

   Đây là giai đoạn chứng minh tên miền đã được đăng ký, tên miền sau khi đăng ký có thể được sử dụng làm e-mail, website, parking đặt quảng cáo, trao đổi mua bán
Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào người chủ sở hữu của tên miền.
Những tên miền có tuổi thọ cao sẽ rất uy tín với các search engine và được cộng điểm khi tính điểm SEO

3. Expired

    Là thời điểm hết hạn của tên miền. Thông thường thời gian hết hạn sẽ là 365 hoặc 366 ngày tùy từng nhà đăng ký.

4. Auto-Renew

    Đây là giai đoạn tên miền đã hết hạn, nhưng bạn vẫn có thể gia hạn được tên miền. Trong giai đoạn này, DNS của tên miền sẽ bị đổi về DNS mặc định của Registrar. Website (nếu có) sẽ không thể truy cập được mà sẽ truy cập đến 1 website mặc định thông báo việc tên miền đã hết hạn và cần gia hạn ngay, email cũng ngừng hoạt động. Dù cho thông tin quản lý tên miền, thông tin chủ sở hữu tên miền vẫn còn giữ nguyên.

    Thời gian này là thời gian quý báu để bạn có thể gia hạn tên miền và để tên miền quay lại giai đọan Registered. Bạn cần nhanh chóng liên hệ với nhà cung cấp tên miền để gia hạn tên miền ngay
Tại sao 0 – 45 ngày?

    Giai đoạn này có thời gian từ 0 – 45 ngày, do ICANN quy định. Registrar có thể dựa vào đó để ấn định con số ngày cụ thể.
    Thường các Registrar ấn định thời gian giai đoạn này là 30 hoặc 40 ngày.

5. Redemption

    Là giai đoạn tên miền đã chết, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá. Chủ thể sở hữu của tên miền có quyền hạn rất ít trong việc quản lý tên miền
    Tên miền chỉ có thể gia hạn tiếp bằng cách liên hệ trực tiếp đến nhà đăng ký tên miền để yêu cầu chuộc tên miền, chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm (Chi phí này thông thường khoảng $200/tên miền)
    Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
    Giai đoạn Redemption kéo dài trong vòng 30 ngày.
    Redemption cost – Phí chuộc? Phí gia hạn?

– Là lệ phí phải trả cho Nhà đăng ký tên miền (Registrar) để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption
– Chi phí chuộc tuỳ thuộc vào quy định của Nhà đăng ký tên miền mà phí chuộc có thể là: 100, 120, 140, 175, 200$, …
– Sau khi chuộc được tên miền, tên miền nên gia hạn ít nhất 1 năm để quay lại trạng thái Registered.

6. Pending Delete

– Giai đoạn này tên miền đã chết hoàn toàn, không có khả năng cứu.
– Thời gian kéo dài 5 ngày

7.Released (Available)

– Tên miền trở về trạng thái ban đầu Available, chờ được đăng ký trở lại. Bắt đầu một vòng đời mới.
– Tên miền có giá trị rất dễ bị mất vĩnh viễn
* Tên miền có lượng truy cập nhiều thường được các cty săn tên miền, các cá nhân săn tên miền “quan tâm” sử dụng cho mục đích thu hút lượng truy cập vào website.
* Khi tên miền vừa Release mà chủ tên miền không kịp đăng ký lại thì khả năng bị chậm chân và bị các cty săn tên miền sẽ nhanh tay đăng ký trước.

8. Back order – Đặt hàng tên miền

– Bạn có thể back order (đặt hàng) một tên miền đang trong trạng thái 6 hoặc 7. – Chi phí back order do bạn tự đặt ra và khả năng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chi phí, đối thủ cạnh tranh, đơn vị back order uy tín…

Máy chủ (server) Supermicro

     Supermicro là một công ty phần cứng về máy chủ (server) được Charles Liang thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1993. Tập đoàn đa quốc gia này cung ứng đa dạng các thiết bị máy chủ như: bo mạch chủ (motherboard), máy chủ hay còn gọi là server Supermicro, blade servers, chassis (vỏ máy server hay case của máy PC), tải nhiệt (heatsinks)… Các thiết bị của công ty này có chất lượng đa dạng từ trung đến cao cấp.



    Supermicro cung cấp đa dạng các dòng server Supermicro cho các doanh nghiệp lựa chọn theo nhu cầu như: dòng máy chủ tiêu chuẩn dạng phiến (rackmount) như 1U, 2U, 3U, 4U (U là đơn vị đo chiều cao của thiết bị, 1U = 1,75 inch) 2U, máy chủ dạng tháp (tower) v.v… Ngoài ra, Supermicro còn có dòng sản phẩm server Supermicro : SuperBlade và MicroCloud, đây là 2 “ngôi sao” trong số những sản phẩm của Supermicro. Dạng máy chủ SuperBlade thì có thể gắn được từ 10, 14 (module) máy chủ và cao nhất 20 (module) máy chủ trong một rack 7U, dòng MicroCloud gắn lên đến 8 (module) máy chủ trong một rack 3U...
    Bên cạnh đó Supermicro luôn dẫn đầu trong việc thiết kế server thân thiện với môi trường. Hệ thống nguôn điện đạt 90% năng suất được sử dụng nhiều trong các sản phẩm server Supermicro, hiện nay các công ty cung cấp server đa quốc gia đang làm theo công nghệ hiện đại này.

Cách lựa chọn server Supermicro tốt.

   Việc lựa chọn 1 server Supermicro tùy thuộc vào nhu cầu làm việc mà lựa chọn 1 server Supermicro phù hợp. Khi mua server người dùng nên chú trọng đến các thông số kỹ thuật và các linh kiện bên trong để lựa chọn được cho phù hợp với nhu cầu làm việc của mình. Các thông số cần chú ý:
  •     Chọn bo mạch chủ (Mainboard) phù hợp: Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn mainboard cho thích hợp. Nếu lựa chọn theo chi phí: nếu chi phí ít thì mainboard được chọn sẽ bị hạn chế về công nghệ, tốc độ và  tích hợp sẵn hầu hết các thiết bị cần thiết như VGA, âm thanh, kết nối mạng,… nếu không phải quan tâm đến chi phí thì hãy chọn các loại mainboard đắt tiền. Những loại này thường được tích hợp các thiết bị cao cấp với công nghệ mới nhất và hỗ trợ các CPU có tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.
  •     Chọn CPU: khi chọn CPU ta nên chọn loại nào có socket phù hợp với main và tốc độ bus để có thể khai thác được tối ưu tính năng.
  •     Chọn RAM: Trước tiên là bạn cần biết loại mainboard và CPU cần dùng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard bạn sẽ chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn linh kiện máy chủ sao cho giảm chi phí thì bạn nên chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.
  •     Chọn dung lượng bộ nhớ của máy...

Máy chủ (server) PBE và những trải nghiệm Liên Minh Huyền Thoại

    Máy chủ PBE là nơi mà Riot Games dùng để thử nghiệm trước các thay đổi trong thế giới Liên Minh Huyền Thoại.


    Với một tựa game eSports nói chung và MOBA nói riêng, bất cứ thay đổi nào dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng trong game, đương nhiên Liên Minh Huyền Thoại cũng không phải là ngoại lệ.

    Không giống như DOTA 2 hay các tựa game MOBA khác, Liên Minh Huyền Thoại hay cho ra mắt các vị tướng mới, món đồ mới cũng như thường xuyên tăng giảm sức mạnh của chúng khi cần thiết. Và để những thay đổi không ảnh hưởng nhiều tới sự cân bằng, Riot Games đã tạo ra máy chủ PBE để thử nghiệm trước các tính năng.

   Khi tại máy chủ thử nghiệm này, bạn sẽ được cung cấp một account đầy đủ tướng, đầy đủ các bộ trang phục mới nhất, bảng bổ trợ cũng như ngọc bổ trợ…

   Điểm đặc biệt của máy chủ thử nghiệm này là có thêm một tính năng thông báo những trận đấu đang diễn ra, bạn có thể ấn vào theo dõi để xem họ thi đấu.

   Cũng giống như một máy chủ bình thường, bạn có thể chọn thi đấu với máy, đánh thường hoặc đánh xếp hạng (đa số là đánh thường bởi xếp hạng sẽ phải chờ kha khá lâu mới tìm được trận đấu)

   Với việc các bộ trang phục Mecha Malphite, Headhunter Caitlyn, Mecha Aatrox đang cực hot (chưa xuất hiện ở các máy chủ khác), đa số người chơi ở máy chủ PBE đều lựa chọn những vị tướng 
này.

   Nhằm trải nghiệm trận đấu một cách trọn vẹn, chúng tôi đã quyết định lựa chọn Leesin và chơi ở vị trí đi rừng. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là quái rừng cũng như Rồng hay Baron đã có thêm một dòng hiện rõ số máu còn lại. Như vậy, người chơi có thể căn sát thương chuẩn hơn khi trừng phạt và các pha cướp Baron thần thánh có thể cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.

   Thế nhưng, điểm đáng chú ý nhất ở phiên bản thử nghiệm này chính là Riot Games đã cho thêm một tính năng hỗ trợ giúp hiện rõ thời gian xuất hiện của bùa xanh, bùa đỏ, Rồng cũng như Baron. Với động thái này, có lẽ Riot Games muốn hướng người chơi đến những cuộc giao tranh đẫm máu ngay ở vị trí ăn bùa.

Máy chủ Proxy - định tuyến và truy nhập từ xa

    Bạn có thể sử dụng trình bổ sung định tuyến và máy chủ truy cập từ xa (RRAS) cho Microsoft Windows NT để tạo kết nối mạng riêng ảo (VPN) trên Internet. Kết nối VPN sử dụng giao thức điểm tới điểm đường hầm giao thức (PPTP) được mã hoá giao tiếp trên Internet.



   Máy chủ Proxy Microsoft là một chương trình mạng không yêu cầu định tuyến. Hoạt động, điều này có nghĩa là mỗi gói được chuyển đến hoặc từ máy chủ proxy nguồn hoặc mệnh với địa chỉ IP của máy chủ proxy.

   Vì lý do bảo mật, máy chủ Proxy in tài liệu khuyến cáo tắt chuyển tiếp IP trên máy chủ Proxy được cài đặt trên đó. Tuy nhiên, khi bạn cài đặt định tuyến và truy nhập từ xa Cập Nhật trên máy chủ đang chạy Microsoft máy chủ Proxy, IP chuyển tiếp bây giờ bật. Với IP chuyển nhập, máy tính đang chạy Windows NT Server có thể gửi gói một cách chính xác kết nối Internet mạng nội bộ. Nếu chuyển tiếp IP được bật trên máy chủ proxy, tất cả các tính năng bảo mật có thể được bỏ qua nếu máy chủ cục bộ lọc được cấu hình. Tuy nhiên, PPTP khách (máy chủ Proxy Microsoft) có thể thực hiện cuộc gọi Internet vì nó thực hiện kết nối trực tiếp với Internet và nguồn nối PPTP. Bất kỳ ứng dụng khách proxy sau máy chủ proxy có thể sử dụng phiên PPTP đã được thiết lập. Điều này là do sau khi kết nối PPTP lên, máy chủ Proxy xử lý kết nối PPTP như một giao diện mạng.


   Đối với máy chủ Proxy Microsoft hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác của ứng dụng, hoạt động an toàn với dịch vụ truy cập từ xa và định tuyến bạn phải cấu hình đầu vào và đầu ra bộ lọc lưu lượng truy cập máy chủ địa phương. Các bộ lọc được cấu hình bằng cách sử dụng công cụ quản trị viên truy cập từ xa và định tuyến.

    Trước khi bất kỳ bộ lọc nào bạn thiết lập sẽ làm việc, bạn phải kích hoạt gói lọc trên một mức độ toàn cầu.

   Toàn cầu kích hoạt tính năng lọc gói, hãy làm theo các bước sau:
  •     Trong thư mục IP định tuyến, bấm chuột phải vào tóm tắt, và sau đó bấm cấu hình IP tham số.
  •     Trên tab chung , bấm để chọn hộp kiểm cho phép lọc gói .

    Lưu ý: Nếu máy chủ Proxy lọc gói được bật, lọc định PPTP nhận và PPTP gọi phải được kích hoạt.

    Để biết thêm thông tin về cách kích hoạt PPTP nhận và PPTP gọi định gói bộ lọc, bấm vào số bài viết sau để xem bài viết trong cơ sở kiến thức Microsoft:
259605 Làm thế nào để kích hoạt gói PPTP lọc, RAS, và máy chủ Proxy 2.0
   Thêm máy chủ cục bộ lọc
   Bộ lọc cục bộ lưu trữ làm cho máy tính của bạn nhận được chỉ truy cập được dành cho máy tính. Bộ lưu trữ cục bộ lọc hoạt động bằng cách cho người dùng để truy nhập vào máy tính của bạn, nhưng không gửi tới máy tính của bạn. Sau khi bộ lọc này được thiết lập, truy cập chỉ dành cho máy chủ này được trong giao diện.

   Trong ví dụ này, máy chủ Proxy được cấu hình với địa chỉ Internet IP 192.168.1.1, với một mặt nạ mạng con 255.255.255.0. Để thêm lưu trữ cục bộ lọc, hãy làm theo các bước sau:
  •     Trong mục IP định tuyến, bấm tóm tắt.
  •     Bấm chuột phải vào giao diện mà bạn muốn đặt các bộ lọc và sau đó bấm Cấu hình giao diện. Điều này phải có giao diện bên ngoài được kết nối với Internet.
  •     Trong hộp thoại IP cấu hình , bấm Vào bộ lọc.
  •     Trong hộp thoại Cấu hình IP gói bộ lọc , bấm Thêm. Để cho phép gói đến địa chỉ của máy chủ Proxy, thêm một bộ lọc có địa chỉ IP đích của 192.168.1.1 và mặt nạ mạng con đích 255.255.255.0. Nhấp vào bất kỳ kiểu giao thức. Bấm OK, bấm Thả tất cả trừ liệt kê bên dưới trong Hành động lọcvà sau đó bấm OK.
  •     Trong hộp thoại IP cấu hình , bấm Bộ lọc kết quả.
  •     Trong hộp thoại Cấu hình IP gói bộ lọc , bấm Thêm. Để cho phép gói đi trực tiếp từ máy chủ Proxy, thêm một bộ lọc địa chỉ 192.168.1.1 nguồn IP và mặt nạ mạng con nguồn 255.255.255.0. Nhấp vào bất kỳ kiểu giao thức. Bấm OK, bấm Thả tất cả trừ liệt kê bên dưới trong Hành động lọcvà sau đó bấm OK.

    Bạn hiện đã cấu hình RRAS để chỉ gói bỏ trực tiếp từ máy chủ Proxy hoặc gói đang trực tiếp vào máy chủ Proxy. Điều này sẽ giúp người trên Internet từ vào mạng nội bộ của bạn, và nó giữ người trên mạng nội bộ không Internet mà không sử dụng máy chủ Proxy.

   Cấu hình máy chủ Proxy/RRAS như thế này cũng đã làm cho máy chủ hoạt động như máy chủ PPTP để PPTP khách trên Internet có thể truy cập mạng LAN nội bộ của bạn.

  Thêm bộ lọc nâng cao
Tình huống 1
   Nếu bạn muốn kết nối máy chủ Proxy Internet an toàn hơn, bạn có thể loại bỏ các bộ lọc vào bất kỳ gói địa chỉ trực tiếp vào máy chủ Proxy cho phép và thêm bộ lọc vào riêng từng loại gói bạn muốn cho phép.

  Ví dụ: bạn có thể muốn máy chủ Proxy chỉ yêu cầu WWW dịch vụ khách hàng ủy quyền trên mạng LAN. Để thực hiện việc này, bạn sẽ loại bỏ bộ lọc nhập bạn đã thêm trước đó với địa chỉ IP đích 192.168.1.1. Sau đó, bạn sẽ thêm bộ lọc vào gói với địa chỉ IP đích 192.168.1.1, giao thức TCP, cho phép nguồn cổng 80 và cổng đích 0. Bạn cũng phải thêm một bộ lọc vào thứ hai cho phép gói với địa chỉ IP đích 192.168.1.1, giao thức UDP, nguồn cổng 53 và đích cổng 0. Điều này sẽ cho phép máy chủ Proxy để xử lý tên Internet bằng cách sử dụng DNS.

    Nếu bạn muốn khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ Proxy Proxy, bạn sẽ phải thêm vào bộ lọc cho phép các giao thức chính xác và số cổng dịch vụ từng sử dụng. Nếu bạn muốn PPTP khách hàng có thể kết nối với mạng LAN nội bộ của bạn, sau đó bạn sẽ cần thêm PPTP lọc.


Tình huống 2
   Máy khách PPTP nằm phía sau máy chủ Proxy Microsoft không thể gọi máy chủ PPTP nằm trên Internet bằng cách sử dụng "Khách Winsock Proxy" kết nối với máy chủ Proxy.

   Tuy nhiên, với RRAS trên cùng một máy chủ, khách hàng có thể chuyển các gói PPTP dưới dịch vụ Proxy.

  Do bộ lọc PPTP Proxy được xác định trước cho máy chủ địa phương về địa chỉ nguồn và đích, nó sẽ ngăn chặn bất kỳ gói PPTP nó không tạo ra.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Công nghệ đám mây - xu hướng ứng dụng mới cho doanh nghiệp Việt

Theo các chuyên gia công nghệ, ứng dụng dịch vụ đám mây (Cloud) là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ.


Nguyên do là xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ các dịch vụ IT trên trung tâm dữ liệu doanh nghiệp thành các dịch vụ đám mây (Cloud) cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ do lợi ích tối ưu chi phí và khả năng mở rộng.

Tiếp đó là xu hướng chuyển đổi dịch vụ từ mô hình đầu tư thiết bị và giải pháp IT (CAPEX) sang mô hình dịch vụ trả dần (OPEX, Consumption model). Mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tiên tiến ngay lập tức với chi phí ban đầu hợp lý.

Đón đầu các xu hướng trên, gần đây một số doanh nghiệp tên tuổi trong nước đã tung ra các sản phẩm dịch vụ IT trên nền đám mây (Cloud). Ví như, ngày 9/10/2013, VDC, Sao Bắc Đẩu và Cisco đã cùng hợp tác phát triển các sản phẩm dịch vụ IT trên nền đám mây (Cloud) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Theo đó, Cloud VNN giúp khách hàng thiết lập hạ tầng máy chủ ảo hiệu năng cao với quy mô từ một nhóm máy chủ cloud riêng lẻ đến một hệ thống Datacenter ảo với hàng ngàn máy chủ cloud. Dịch vụ phù hợp cho nhóm khách hàng ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp kinh doanh nội dung số, thương mại điện tử…

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Khi tên miền yêu thích đã bị đăng ký, bạn sẽ làm gì???

Những tên miền dễ nhớ, độc đáo, đặc trưng theo ngành càng ngày càng khó kiếm. Nghĩ theo hướng tích cực, đây là một bước tiến lớn của thương mại điện tử vì càng lúc càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư thương hiệu online. Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn cho hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp, khi mà họ dành hàng giờ suy nghĩ và tra cứu để rồi phát hiện ra tất cả các tên miền họ yêu thích đều đã bị đăng ký cả. Vì vậy, làm thế nào nếu tên miền yêu thích nhất, hoặc thậm chí là tên miền yêu thích thứ hai, thứ ba, thứ tư… của bạn đều đã bị “nẫng” mất? Hãy thử một số cách sau: 



Phát huy sự sáng tạo

Nếu tên miền có vẻ hoàn hảo nhất cho dịch vụ của bạn không thể đăng ký được, thì hãy thử đặt những tên miền gần giống như vậy. Bạn có thể:
·         Thêm vào một số danh từ chung như “công ty, “dịch vụ”,…
·         Sử dụng từ đồng nghĩa.
·         Thêm vào các từ nối như “và”,…
·         Thay vì tên công ty thì có thể đăng ký bằng slogan của công ty.

Sử dụng đuôi tên miền khác

Nếu tên miền của bạn định đặt với đuôi .com đã bị đăng ký, hãy thử các đuôi tên miền khác như .net, .vn, .info, .biz, v.v…
Sử dụng dịch vụ “đặt chỗ” tên miền

Bạn có thể tra cứu tên miền. Thông qua kết quả tra cứu, bạn có thể biết được tên miền đó đã được ai đăng ký, đăng ký khi nào, bởi nhà đăng ký nào, và khi nào hết hạn. Khi đó, bạn có thể liên hệ với nhà đăng ký và sử dụng dịch vụ “đặt chỗ” tên miền của họ (backorder)

Liên hệ với chủ sở hữu tên miền

Nếu tên miền yêu thích của bạn đã bị đăng ký mà chưa được sử dụng, bạn có thể dùng công cụ đã nói ở trên để tìm chủ sở hữu tên miền. Tiếp theo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu để thương lượng mua lại tên miền đó. Lưu ý là một số tên miền sẽ không hiển thị thông tin cá nhân theo yêu cầu của chủ sở hữu.


Đăng ký tên miền (domain) cho doanh nghiệp nhỏ chỉ với 7 bước!

Khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh thì một trong những việc cần làm là tìm kiếm tên miền thích hợp. Một vài doanh nghiệp có thể không cần đến website, tùy theo tính chất ngành nghề, tuy nhiên thực tế chứng minh rằng sở hữu ít nhất 1 website sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, dù bạn không có ý định sử dụng tên miền để tạo website, nhưng vẫn nên đăng ký nó để bảo vệ thương hiệu của mình. Nếu bạn đang nghĩ đến việc đăng ký 1 tên miền, hoặc đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn tên miền phù hợp, hãy tham khảo các bước sau đây để tìm kiếm và đăng ký cho mình tên miền vừa ý nhất: 



Bước 1: Hãy lựa chọn tên miền ngay từ lúc bắt đầu việc kinh doanh

Khi bạn đang tìm kiếm 1 cái tên thích hợp cho việc kinh doanh thì cũng nên nghĩ ngay đến việc đăng ký tên miền. Nếu công việc của bạn phụ thuộc đáng kể vào online thì việc đặt tên cho doanh nghiệp còn có thể bị ảnh hưởng bởi việc tên miền đó sẵn có hay đã bị đăng ký. Nên quan tâm đến việc đăng ký tên miền sớm, vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của bạn.

Bước 2: Khi đăng ký tên miền cần ghi nhớ checklist sau

Có một vài quy tắc cần “nằm lòng” khi đăng ký tên miền. Nó không chỉ đơn giản thể hiện thương hiệu của bạn mà còn cần phải:
-          Ngắn
-          Dễ đọc
-          “Độc” và dễ nhớ
-          Thân thiện với SEO
-          Liên quan đến nội dung website
Bạn có thể không tìm được 1 tên miền đáp ứng được tất cả các điều kiện trên. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng nó như 1 checklist chuẩn khi tìm kiếm tên miền phù hợp nhất.

Bước 3: Sử dụng công cụ tra cứu tên miền đúng

Trên mạng có rất nhiều công cụ để tra cứu tên miền, cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về tên miền sẵn có, tên miền hợp lệ, gợi ý tên miền, gợi ý từ khóa v.v… Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên Google các công cụ này. Hoặc nhanh chóng, đơn giàn nhất là sử dụng các công cụ tra cứu sẵn có của Mắt Bão để có được kết quả chính xác:
Kiểm tra tên miền
Kiểm tra tên miền mới
Tra cứu thông tin tên miền

Bước 4: Bắt đầu bằng cái tên thông thường nhất, sau đó suy nghĩ linh hoạt

Bạn nên bắt đầu bằng tên miền lý tưởng nhất đối với bạn, dù có thể nó phổ biến đến mức chắc chắn đã được đăng ký rồi. Điều này giúp bạn có được “điểm tựa” đầu tiên để tìm kiếm thêm những tên miền tương tự thay thế.
Nếu tên miền đó đã được đăng ký, sử dụng các công cụ gợi ý tên miền trên internet để tìm thêm những trường hợp khả dụng khác. Sau đó, kiểm tra xem tên miền có đầy đủ các tính chất như trong checklist ở bước 2 hay không. Công việc này có thể sẽ kéo dài và đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến cũng như ý tưởng của những người cùng kinh doanh với bạn.

Bước 5: Hiểu về tên miền cấp cao (Top-level domains)

Tên miền cấp cao, hay TLD (Top-level domains), là 1 phần của đường dẫn theo sau tên miền, hay còn được gọi nôm na là đuôi tên miền. Ví dụ .com, .net hay .org là những TLD. Khi bạn muốn đăng ký 1 tên miền liên quan đến kinh doanh thu lợi nhuận, bạn nên tìm bắt đầu với tên miền .com. Nếu những tên miền bạn thích với đuôi .com đã bị “nẫng” hết, bạn có thể thử với các đuôi tên miền khác như .net, .info, .biz,….

Nên nhớ rằng, đuôi tên miền .com sẽ giúp khách hàng dễ nhớ nhất. Do đó, trước khi đăng ký các đuôi tên miền khác, bạn nên cân nhắc kỹ. Vì nếu tên miền đó đã được đăng ký với đuôi .com, nếu bạn đăng ký tên miền giống vậy với đuôi khác sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn thương hiệu. Càng tệ hơn nếu nó làm tăng sự cạnh tranh vì tên miền .com kia đã được đăng ký bởi đối thủ cùng ngành.

Bước 6: Đăng ký ngay lập tức

Khi bạn đã tìm được tên miền thích hợp và chưa ai đăng ký, thì đừng nghĩ ngợi gì nữa, hãy đăng ký ngay. Thậm chí trong trường hợp bạn vẫn không chắc tên miền đó đã là hoàn hảo nhất cho công việc của mình hay chưa. Nhưng đăng ký sớm vẫn tốt hơn, trong lúc bạn suy nghĩ ra cái tên khác.

Vì việc đăng ký tên miền bây giờ rất dễ dàng với chi phí không qua đắt, đăng ký nhiều tên miền vẫn có lợi hơn. Thêm vào đó, không hẳn những tên miền bạn đã đăng ký là vô dụng, bạn có thể sử dụng chúng cho các mục đích khác có liên quan đến công việc kinh doanh, hoặc trỏ về tên miền chính.

Bước 7: Cần hỗ trợ thêm?

Nếu bạn đã làm theo các bước trên và nhận ra rằng tất cả các tên miền phù hợp đã bị đăng ký rồi, thì phải làm gì tiếp theo đây? Mắt Bão Network sẽ tư vấn cho bạn làm thế nào trong trường hợp này trong bài viết kế tiếp.


Thế nào là tên miền tốt cho lĩnh vực bất động sản?

 Với hàng triệu tên miền trên internet nói chung và hàng ngàn tên miền bất động sản nói riêng, làm thế nào để gây chú ý cho những khách hàng tiềm năng của công ty bạn? Hãy cùng tìm hiểu những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền cho công ty bất động sản:



1. Không nên dùng tên của cá nhân để đặt tên miền

Có thể bạn dùng tên của mình để đặt cho công ty, tuy nhiên, khi chọn tên miền cho việc kinh doanh, bạn không nên chọn tên quá cá nhân (tên của bạn hoặc tên công ty, ví dụ: congtyphamminh.com chẳng hạn). Vì không phải khách hàng tiềm năng nào cũng biết đến công ty bạn, khi có nhu cầu về bất động sản, họ sẽ không gõ tên công ty bạn ngay vào ô tìm kiếm, đặt biệt là khi bạn mới khởi nghiệp. Thay vào đó, cách tốt nhất là đăng ký ít nhất 2 tên miền: 1 tên miền liên quan đến lĩnh vực bất động sản và 1 tên miền có tên công ty. Bạn có thể trỏ nội dung 1 trong 2 tên miền đó về tên miền còn lại. Với chi phí duy trì tên miền chỉ từ 250.000đ/năm, việc sở hữu nhiều tên miền không quá khó nhăn mà lại mang nhiều hiệu quả.

2. Tên địa phương, địa danh hoặc khu vực là quan trọng

Mọi người tìm kiếm nhà ở tại khu vực mà họ mong muốn. Vì vậy, hãy thử gắn tên địa phương hoặc tên khu vực mà bạn kinh doanh bất động sản vào tên miền. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho bộ máy tiềm kiếm Google để khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy bạn.

3. Quy tắc “Càng ngắn và đơn giản càng tốt”

“MuaBanBietThuUyTinNhatTaiDaLat.com” có thể là tên miền khá hay ho đối với vài người. Tuy nhiên, đừng phạm sai lầm. Nên chọn tên miền càng ngắn, càng đơn giản càng tốt, dù nó không thể hiện được hết những gì bạn muốn truyền đạt. Điều này giúp khách hàng dễ nhớ, dễ gõ tên, dễ tìm thấy bạn hơn. Trừ trường hợp bạn muốn đưa tên địa danh vào tên miền, mà địa danh đó thì lại quá dài…

4. Dấu gạch nối “-“ dành cho bộ máy tìm kiếm, không dành cho khách hàng

Vài thí nghiệm đã cho thấy rằng tên miền với dấu gạch nối “-“ sẽ thuận lợi hơn đối với bộ máy tìm kiếm, ví dụ: nha-tro-tphcm.com. Tuy nhiên, bạn nên đăng ký cả 2 tên miền “nha-tro-tphcm.com” cũng như “nhatrotphcm.com”. Vì tên miền không có dấu gạch nối sẽ tiện lợi hơn cho khách hàng của bạn, và nên là tên miền chính. Còn tên miền có dấu gạch nối chỉ dành cho bộ máy tìm kiếm.

Lý do cho việc bảo vệ tên miền!

 Nếu tôi hỏi bạn: Thương hiệu, bạn có cần phải bảo vệ nó không? Bạn sẽ thấy đó là một câu hỏi ngớ ngẩn. Tất nhiên là có rồi! Tên miền bạn sử dụng cho những website thương mại điện tử cũng quan trọng như tên tuổi, thương hiệu của bạn vậy. Sau một thời gian kinh doanh, tên miền sẽ trở thành thứ đầu tiên để người ta nhớ đến và là thứ quan trọng nhất.
Trong những giai đoạn đầu, bạn có thể sử dụng những chiến lược ngắn hạn như trả tiền để lôi kéo người vào trang web, quảng cáo PPC (pay per click), SEO (search engine optimization), hoặc những phương pháp khác để kiếm được tiền. Tuy nhiên tính đường dài, một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công cần phải tự đẻ ra tiền được. Quá phụ thuộc vào việc người ta chủ động tìm kiếm đến bạn, hay cứ phải chi hàng đống tiền cho quảng cáo thì chắc chắn sẽ không giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại dài hơi được.

Những doanh nghiệp thương mại điện tử mạnh thì thường cũng là những thương hiệu mạnh nhất. Hầu hết tên của thương hiệu và tên của doanh nghiệp giống nhau, ví dụ như Amazon.com, eBay.com, tiki.vn…



Nếu anh/chị đã là một trong những người đứng đầu trong ngành e-commerce rồi thì xin chúc mừng! Nhưng nếu chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác, bạn nên dành nhiều thời gian suy nghĩ, nghiên cứu và tìm hiểu để chọn một tên miền tốt nhất có thể trường tồn. Hoặc thậm chí chỉ một tên miền vui vui không cần ý nghĩa gì cũng được.. ví dụ như hàivl.com chẳng hạn (nhưng trong năm 2014, Haivl.com đã phải dừng hoạt động do vấn đề liên quan đến pháp luật)
Một khi đã có một tên miền tốt, thậm chí là một tên miền không liên quan gì cả, chúng cũng có thể trở nên nổi tiếng một cách không ngờ trước được. Và điều hiển nhiên là tên miền trở thành một trong những tài sản quý giá nhất. Và tài sản quý giá nhất thì tất nhiên cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tên miền

Thật ra thì thủ tục đăng ký báo hộ thương hiệu cho tên miền đều có ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới, tuy nhiên thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tên miền lại rất đắt đỏ, và cơ bản là mất công. Do vậy nhiều doanh nghiệp dùng cách đơn giản hơn là… đăng ký càng nhiều tên miền càng tốt.

Hãy tưởng tượng như này, Amazon.com, họ không mua phủ đầu toàn bộ các tên miền liên quan, thế là có ai đó đăng ký tên miền amazon.xyz. Người này làm nhái lại một website giống hệt Amazon tại địa phương có tên miền cấp cao là .xyz, chất lượng sản phẩm và dịch vụ chắc chắn không bằng Amazon “chính hiệu”, điều đó vô cùng tai hại cho thương hiệu Amazon. Do vậy Amazon phải “phòng cháy hơn chữa cháy” bằng việc đăng ký luôn cả tên miền Amazon.xyz ngay từ đầu, để phòng ngừa hậu họa.

Đăng ký các đuôi tên miền liên quan.

Như đã nói ở trên, vấn đề với những tên miền chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu còn nghiêm trọng hơn. Ví dụ như nếu trang web của bạn là BanTrungVitLonOnline.com, ai đó sẽ lén ăn cắp thương hiệu bằng cách đăng ký tên miền y hệt vậy, chỉ khác đuôi tên miền: BanTrungVitLonOnline.net

Trong trường hợp tên miền của bạn là tiếng Anh thì lại càng khó để bảo vệ hơn nữa, thậm chí kiện tụng đôi lúc cũng không có tác dụng. Tệ hơn, nếu kẻ lừa đảo bô bô lên rằng: “Chúng tôi không liên quan gì đến trang BanTrungVitLonOnline.com, trang chúng tôi là .Net, và chúng tôi bán trứng vịt lộn ngon nhất thế giới). Thế là toi cơm.

Để tránh việc bị kéo vào đám mây u ám của việc kiện tụng, nên chịu khó đầu tư một tí và đăng ký vài tên miền cấp cao. Hầu hết các tên miền cấp cao có giá khoảng từ 10-30 đô la một năm. Nhìn thì có vẻ hơi lãng phí đấy, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng những tên miền này cho nhiều mục đích khác nhau, dù sao thì ít nhất là bạn có thể yên tâm là mình không bị ăn cắp thương hiệu.
Đăng ký các tên miền gần giống nhau

Nếu tên miền của ban là BanTrungVitLonOnline.com, vài khách hàng có thể gõ nhầm thành TrungVitLonOnline.com hoặc BanTrungVitOnline.com hay TrungVitOnline.com. Dựa vào việc hiểu những lỗi người dùng hay mắc phải, bạn sẽ biết được những tên miền liên quan mà mình cần đăng ký. Ít nhất là phải có đuôi .COM, còn nếu bạn rủng rỉnh thì cứ mua hết cho yên tâm.

Đừng để tên miền bị hết hạn

Bạn sẽ ngạc nhiên đấy, nếu tôi nói rằng có RẤT nhiều những website thương mại điện tử lớn đôi khi cũng “quên” gia hạn tên miền của họ. Lỗi sơ đẳng không thể chấp nhận này thật ra cũng dễ hiểu. Hầu hết các trang thương mại điện tử lớn đều đăng ký dài hạn cho tên miền. Ví dụ khoảng 10 năm chẳng hạn. Chắc chắn họ đã lên kế hoạch để tiếp tục đóng tiền gia hạn. Tuy nhiên 10 năm là một khoảng thời gian không ngắn, dù cho nhà đăng ký tên miền có gửi email nhắc nhở thì đôi khi người đăng ký không còn sử dụng địa chỉ email cũ nữa. Do vậy hậu quả là tên miền bị hết hạn. Và một khi tên miền được chuyển về trạng thái tự do, sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh chờ chực để cuỗm đi tên miền của bạn.

10.000 USD có phải là cái giá rẻ để mua một tên miền?

Tên miền hiện nay là một phần không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù nó được sử dụng chủ yếu cho email, website công ty, hay là một phần của chiến dịch tiếp thị… Việc sở hữu một miền cao cấp đã trở nên ngày càng đắt đỏ hơn với mức giá trung bình dao động từ 5.000-20.000 USD/1 tên miền. Tuy nhiên, cần phải định nghĩa rõ như thế nào là đắt đỏ?
Nếu có ai đó so sánh giá trị của tất cả mọi thứ so với chi phí ban đầu của nó, thì có thể nhận ra rằng không phải tất cả chúng đều tốn kém.





Chẳng hạn, nếu bà của bạn mua một mảnh đất hướng biển cách đây 10 năm với giá 100.000 USD (hơn 2,1 tỷ đồng) và hiện nay nó có giá 500.000 USD (hơn 10,6 tỷ đồng) bạn liệu có đặt câu hỏi về giá trị của bất động sản này? Thực ra sẽ không có ai băn khoăn về điều đó bởi bất động sản là tài sản cố định hữu hình và hầu hết mọi người thừa nhận giá trị thực tế của nó.
Các tranh luận về lý do tại sao rất nhiều tên miền đơn giản nhưng có giá đắt có thể đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về giá trị cơ bản của nó cũng như có một chút ghen tỵ trong đó.

Tên miền cũng là tài sản và mặc dù khá nhiều trong số chúng được sở hữu bởi các nhà đầu tư khôn ngoan đã nhìn ra giá trị tương lai của các tài sản này và chỉ đơn giản là kiếm tiền từ chúng bằng cách thông qua các quảng cáo (thay vì tăng thêm giá trị). Phần lớn các nhà đầu tư này sẽ không bao giờ bị chỉ trích hay bị coi như người chiếm đoạt tên miền, chẳng qua họ chỉ là những người thông minh biết đầu tư đúng nơi vào đúng thời điểm.

Ai đó sở hữu tên miền của công ty bạn và đang hưởng lợi từ nó?

Trừ khi bạn đã đăng ký thương hiệu trên tên miền hoặc ai đó cố tình lợi dụng kiếm tiền từ một lỗi đánh máy trên nhãn hiệu của công ty bạn, nếu không sẽ không có ai bị xem là “ăn sẵn” trong ngành kinh doanh tên miền.

Do đó, những người phàn nàn rằng "ai đó đang dùng tên của họ", nhưng lại thiếu một thương hiệu hoặc hình thức pháp lý để chứng minh thì chẳng khác nào họ tự nói rằng “bà ngoại của bạn đang sở hữu ngôi nhà mơ ước của tôi” cả. Và tất nhiên họ đang suy luận rằng bà của bạn là một người phụ nữ độc ác và không phải là một nhà đầu tư thông minh.

Thực tế, nếu như hỏi một số người đang kinh doanh trong ngành công nghiệp tên miền, nhiều người sẽ thừa nhận rằng vẫn có những người vẫn thực hiện các giao dịch trên những tên miền thương hiệu không phải của họ hoặc tên miền không hợp pháp. Nhưng điều này là không thể tránh khỏi ngay cả với thị trường xe cũ, kinh doanh đồ trang sức, kinh doanh tài chính…

Do đó, bí quyết là phải tìm một người đáng tin cậy để xử lý và định giá tài sản cũng như kế hoạch kinh doanh của bạn với một mức giá hợp lý.

Cần bao nhiêu tiền để có một tên miền có giá trị?

Tại Mỹ, giá của tên miền còn tùy thuộc vào giá trị của nó nhưng nhìn chung chúng có giá dao động từ 5.000 – 20.000 USD, thậm chí một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 100.000 USD hoặc hàng triệu USD với nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, ở đây, chúng ta nên bỏ qua việc “soi” giá của các tên miền riêng lẻ mà hãy so sánh giá của chúng với các phương tiện truyền thông truyền thống. Giả sử một tên miền có giá 10.000 USD khi so sánh với các kênh quảng cáo truyền thống như:

Biển quảng cáo

Quảng cáo trên các tầm biển lớn là một trong những quảng cáo tốn kém nhất thế giới. Tại thành phố New York, ví dụ, một bản tin quảng cáo chạy liên tục có thể có giá từ 35.000 - 600.000 USD/tuần, theo bảng báo giá trực tuyến của Clear Channel.

Quảng cáo di động

Chẳng hạn quảng cáo in trên một chiếc xe tải chạy liên tục trên đường cả ngày có giá khoảng 20.000 USD/tháng.

Quảng cáo radio

Ngay cả quảng cáo radio được xem là rẻ nhất cũng tốn trung bình khoảng 200 USD một lần phát, và bạn cần ít nhất một vài ngày để thông điệp quảng cáo thu hút được sự chú ý và thúc đẩy tỉnh hình kinh doanh… Như vậy, tổng chi phí ước tính hàng tháng cũng có thể lên tới 30.000 USD hoặc nhiều hơn.

Và một vấn đề lớn hơn là sau thời hạn 30 ngày quảng cáo trên các kênh truyền thông truyền thống, bạn sẽ có được gì? Câu trả lời là: Không có gì.

Trong khi đó, nếu bạn chi 10.000 USD để mua một tên miền, khoảng thời gian tiếp theo bạn chỉ phải chi khoảng 8 USD/năm để duy trì, như vậy một tháng bạn tốn chưa tới 1 USD.

Tất nhiên, đó chỉ là tiền để mua tên miền, bạn sẽ phải tốn thêm những chi phí khác để xây dựng trang web, đặc biệt là chi phí SEO. Tuy nhiên, tất cả các chi phí này sẽ được tính trực tiếp vào việc xây dựng giá trị một cái gì đó do bạn sở hữu.
Do đó, đừng quá quan tâm đến việc bạn  phải trả bao nhiêu chi phí cho một tên miền mà hãy chú ý đến giá trị mà tên miền phù hợp có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Theo Business Insider



        

4 Triệu tên miền (Domain) được đăng ký mới trong quý 4/2014

Đã có 4 triệu tên miền được đăng ký mới trên Internet trong quý 4/2014, nâng tổng số tên miền được đăng ký trên toàn cầu lên 288 triệu, gồm tất cả các tên miền cấp cao. Thông tin này vừa được Công ty VeriSign công bố ngày 17/3/2015.


Ngày 17/3/2015, Công ty chuyên về tên miền và an ninh mạng VeriSign đã công bố Báo cáo tóm tắt ngành tên miền quý IV/2014.

Theo báo cáo này, với việc có thêm triệu tên miền được đăng ký mới trên Internet trong Quý 4/2014, tổng số tên miền đã được đăng ký trên toàn thế giới, gồm tất cả các tên miền cao cấp (Top-level Domain - TLD), tính đến ngày 31/12/2014 là lên 288 triệu.

Mức gia tăng 4 triệu tên miền trên toàn cầu này, theo VeriSign tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 1,3% so với Quý 3/2014 và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, các tên miền cấp cao .com và .net đã tăng trưởng toàn phần trong quý 4/2014, đạt tổng số khoảng 130,6 triệu tên miền trong cơ sở tên miền cho .com và .net, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 31/12/2014, cơ sở các tên miền được đăng ký dạng .com là 115,6 triệu, trong khi .net là 15 triệu.

Tổng đăng ký mới cho .com và .net đạt 8,2 triệu tên miền trong quý 4/2014. Trong quý 4/2013, tổng đăng ký mới cho .com và .net cũng đạt 8,2 triệu tên miền.

Báo cáo mới nhất về ngành tên miền của Virisign cho hay, trong quý 4/2014, tải lượng truy vấn hệ thống tên miền (DNS) trung bình hàng ngày của Verisign là 110 tỷ lượt trên tất cả các tên miền cấp cao do Verisign vận hành, với mức đỉnh điểm đạt 146 tỷ lượt.

Như vậy, so với quý III/2014, mức tải lượng truy vấn trung bình hàng ngày đã giảm 3,7% và mức đỉnh điểm giảm 54 %. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2013, tải lượng truy vấn trung bình hàng ngày tăng 33,5% và tải lượng truy vấn đỉnh điểm đã tăng 47,1%.

Theo chia sẻ của Verisign, Báo cáo tóm tắt ngành tên miền được Công ty định kỳ thực hiện hàng tháng trên cơ sở đánh giá thực trạng của ngành tên miền thông qua một loạt các nghiên cứu thống kê và phân tích. Việc cung cấp báo cáo ngành tên miền hàng quý nhằm cung cấp cho người dùng Internet những nghiên cứu và dữ liệu thống kê và phân tích về ngành tên miền như: các xu hướng quan trọng trong việc đăng ký tên miền.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Tìm hiểu tên miền cấp 1 cấp 2 cấp 3 là gì?

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển tên miền, thì cho đến nay người ta phân tên miền ra làm 3 cấp: cấp 1, cấp 2, cấp 3.


Tên miền cấp 1:

Tên miền cấp 1 hay cũng chính là tên miền quốc tế, những tên miền này được dùng chung cho nhiều quốc gia, mỗi tên miền đại diện cho một lĩnh vực, một ngành nghề, hay một khu vực địa lý nào đó. Một số tên miền cấp 1 thường được sử dụng như: .com, .net, .org, .edu, .gov, .asia...

Tên miền cấp 2:

Tên miền cấp 2 bao gồm các tên miền quốc gia, tất cả tên miền cấp 2 đều có phần mở rộng (phần phía sau dấu chấm) chỉ có 2 ký tự, nên rất dễ phân biệt được tên miền cấp 2. Ví dụ một số phần mở rộng tên miền cấp 2 như: .vn - VietNam, .ar – Argentina, .br – Brasil, .ca – Canada, .de – Đức, .es – Tây Ban Nha.... Bạn có thể xem toàn bộ các tên miền cấp 2 tại: Danh sách các tên miền quốc gia

Tên miền cấp 3:

Tên miền cấp 3 là tên miền có sự kết hợp giữa tên miền cấp 1 và cấp 2, tất cả tên miền cấp 3 đều có 2 dấu "." (chấm) và gồm có 1 một tên miền cấp 1 kết hợp với 1 tên miền cấp 2. Ví dụ một số phần mở rộng của tên miền cấp 3 như: .com.vn, .net.ar, .gov.br, .edu.ca, .org.de, .asia.es...  

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Hướng dẫn đăng ký domain tên miền free miễn phí

1. Tên miền miễn phí CO.CC

Đây là tên miền quốc tế miễn phí được những người dùng nước ngoài rất yêu thích sử dụng và đánh giá rất cao. Tên miền miễn phí co.cc này Ngoài việc cho phép thiết lập DNS,tên miền miễn phí này có phần mở rộng khá thân thiện, dễ nhớ và gần với tên miền .com. Tên miền miễn phí CO.CC hỗ trợ đầy đủ các bản ghi CNAME,A,MX,NS,TXT vì vậy bạn có thể đăng ký tên miền miễn phí này để sử dụng với dịch vụ rất phổ biến: Google Apps. Tên miền co.cc Sau khi đăng ký, bạn có thể quản trị tên miền qua Control Panel, việc tạo subdomain khá dễ dàng.Thủ tục đăng ký tên miền miễn phí CO.CC cũng rất đơn giản giống như đăng ký tên miền miễn phí .TK  bao gồm 3 bước sau:



Bước 1: Các bạn Truy cập vào địa chỉ website www.co.cc
Bước 2: Sau đó Tạo một tài khoản người dùng
Bước 3: Tiếp theo các bạn Kiểm tra sự tồn tại của tên miền bạn muốn đăng ký và bấm "Đăng ký". Như vậy là các bạn đã sở hữu một tên miền miễn phí .CO.CC, việc đăng ký tên miền miễn phí ở đây là cực kỳ đơn giản và nhanh gọn. Tên miền miễn phí .CO.CC cần được cài đặt trong vòng 48h kể từ khi đăng ký . Nếu bạn đăng ký và bỏ đó thì tên miền sẽ bị hủy sau 48 tiếng.

2. Đăng ký Tên miền miễn phí .TK

Tên miền .tk là một dạng tên miền việt nam miễn phí được rất nhiều người dùng yêu thích và sử dụng ,đối với tên miền miễn phí này bạn cũng có Control Panel để quản trị tên miền, có đủ các tính năng DNS, Forward... Tên miền .tk này tuy là tên miền miễn phí nhưng bạn có thể sử dụng đầy đủ chức năng như tên miền .net , .org , .com thông thường. đăng ký tên miền .TK rất đơn giản các bạn thực hiện theo 4 bước sau đây

Bước 1: Các bạn Truy cập vào website www.dot.tk 
Bước 2: Sau đó Kiểm tra sự tồn tại của tên miền miễn phí bạn muốn đăng ký. Nếu tên miền miễn phí .TK đã có người đăng ký thì bạn sẽ phải chọn tên miền .TK khác.
Bước 3: Tiếp đến các bạn Nhập địa chỉ hòm thư email và lựa chọn hình thức sử dụng cho tên miền. Ở bước này bạn có thể cấu hình dùng DNS riêng hay tạo bản ghi mới A cho tên miền miễn phí
Bước 4: Cuối cùng Bạn nhập Username và Password để tạo một tài khoản trên trang web dot.tk. Hệ thống tự động sẽ gửi một email vào địa chỉ bạn đã cung cấp, hãy bấm vào link trong email để kích hoạt tên miền miễn phí .tk của bạn. Đến lúc này bạn đã chính thức sở hữu một tên miền miễn phí với đuôi mở rộng .TK

Chúc các bạn thành công !